Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 41 - 43)

1.4. Nội dung tổ chức công tác kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp

1.4.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của kế toán bao gồm những quy định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản, ký hiệu và nội dung ghi chép của từng tài khoản.

Theo điều 22 của Luật Kế toán Việt Nam quy định: Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.

Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán chỉ được sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán cho mục đích kế toán tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính quy định chi tiết về tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán : đơn vị kế toán có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước; đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước...

Hệ thống tài khoản kế toán được xem là “ xương sống” của hệ thống kế toán, đảm bảo cho việc xử lý số liệu và cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Do đó, khi tổ chức hệ thống tài khoản kế toán không đơn thuần là các đơn vị HCSN sử dụng tài khoản kế toán do Nhà nước ban hành vào công tác kế toán; xét theo tính độc lập tương đối thì các nội dung của tổ chức công tác kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó nghiên cứu nội dung tổ chức hệ thống tài khoản kế toán đơn vị sự nghiệp công lập phải đặt trong mối quan hệ với các nội dung khác nhau.

* về xác định danh mục tài khoản:

So với Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, Thông tư 107/2017/TT-BTC mở rộng, chi tiết và cụ thể hơn với 10 loại tài khoản gồm:

Đối với quy định cũ thì hệ thống tài khoản gồm 7 loại: Từ loại 1 đến loại 6 là các tài khoản trong bảng, loại 0 là các tài khoản ngoài bảng.

Theo thông tư 107/2017/TT-BTC Các loại tài khoản trong bảng là tài khoản từ loại 1 đến loại 9 được hạch toán kép; Loại tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0 và được ghi đơn. Nhiều tài khoản mới xuất hiện trong Thông tư số 107/2017/TT-BTC, cụ thể có 33 tài khoản mới; Mặt khác, Thông tư số 107/2017/TT-BTC cũng sửa lại tên gọi của 9 tài khoản gồm: TK 331, 334, 336, 337, 511, 531, 642, 004, 009.

Thông tư số 107/2017/TT-BTC không đặt tên cho từng loại tài khoản, các tài khoản trong bảng được phân chia theo tình hình tài chính, gọi tắt là kế toán tài chính tại đơn vị phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán. Đồng thời, ghi rõ các tài khoản ngoài bảng liên quan đến NSNN hoặc có nguồn gốc NSNN được phản ánh theo mục lục NSNN theo niên độ và theo các yêu cầu quản lý khác của NSNN. Nếu một nghiệp

vụ kinh tế tài chính phát sinh mà liên quan đến thu, chi NSNN thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán tài chính và hạch toán kế toán ngân sách.

* về lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản:

Việc lựa chọn hợp lý các tài khoản sẽ giúp bộ máy kế toán đơn vị xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, hữu ích, phục vụ hiệu quả cho yêu cầu quản lý của đơn vị. Đối với từng tài khoản, đơn vị có thể quy định chi tiết tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kế toán, phương tiện kỹ thuật thu nhận, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin kế toán.

* Về xây dựng phương pháp kế toán trên các tài khoản

Sử dụng tài khoản là phương pháp phân loại, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh riêng biệt theo từng đối tượng ghi của hạch toán kết toán ( tài sản, nguồn vốn và các quá trình kinh doanh) nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của các chủ thể quản lý khác nhau. Do đó mà trên cơ sở đặc điểm của đối tượng kế toán và mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán gắn với đặc điểm của đơn vị để xây dựng phương pháp kế toán trên các tài khoản phù hợp với từng nhóm, từng loại tài khoản, trên cả hệ thống tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 41 - 43)