Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế cho kế toán hành chính sự

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 50 - 54)

1.4. Nội dung tổ chức công tác kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp

1.4.8. Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế cho kế toán hành chính sự

chính sự nghiệp tại Việt Nam

1.4.8.1. Khái niệm chuẩn mực kế toán công quốc tế

Chuẩn mực Kế toán công Quốc tế (International Public Sector Accounting Standards - IPSAS): được Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2003 nhằm trợ giúp cho các đơn vị trong lĩnh vực công áp dụng và thực hiện trong công tác kế toán và lập BCTC với mục đích nâng cao chất lượng, tăng tính minh bạch trong lập BCTC bằng việc cung cấp thông tin tốt hơn cho các nhà quản lý để đưa ra các quyết định cụ thể.

Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế được xây dựng trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế toán trong khu vực tư và được thực hiện trên cơ sở dồn tích. Chuẩn mực kế toán công là những quy định chung về những nguyên tắc, nội dung,

phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực công. Ngoài ra, IPSAS còn có các quy định mang tính hướng dẫn, giải thích thống nhất các phương pháp tính toán và thủ tục ghi chép, phản ánh thông tin kế toán. Mục tiêu cuối cùng của chuẩn mực kế toán công là quy định thống nhất nội dung, cách trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị kế toán công, của Chính phủ và các báo cáo thu, chi NSNN.

1.4.8.2. Ảp dụng chuẩn mực kế toán công

- Tình hình áp dụng IPSAS tại một số quốc gia trên thế giới:

Hiện nay IPSAS được áp dụng ở hầu hết các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức này là một diễn đàn dành cho các thành viên, hiện là chính phủ của 34 nước kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới cũng như 70 nước không phải là thành viên, cùng nhau bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề chung khác. OECD có 34 thành viên, hầu hết trong số đó là các quốc gia có thu nhập cao. Các quốc gia này áp dụng hoàn toàn hoặc vận dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS.

Một trong những nguyên nhân các quốc gia không thể áp dụng hoàn toàn chuẩn mực kế toán công quốc tế là vì IPSAS sử dụng phương pháp cơ sở dồn tích, còn các quốc gia đó vẫn hạch toán dựa trên cơ sở tiền mặt nên việc tham chiếu từ cơ sở dồn tích sang cơ sở tiền mặt vẫn gặp nhiều khó khăn, đồng thời rất ít quốc gia sử dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS (trong khi IPSAS được ban hành dựa trên IFRS).

Các quốc gia này cũng đang thay đổi cách hạch toán kế toán, áp dụng kế toán cơ sở dồn tích. Theo báo cáo nghiên cứu của Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC và OECD, 25 (73%) trong số 34 nước OECD đã áp dụng kế toán dồn tích cho việc quản lý tài chính công của họ (tăng mạnh, so với chỉ một phần tư của các nước này làm như vậy trong năm 2003). Trong số các nước mà chưa thực hiện kế toán dồn tích, chỉ có ba nước (9%) cụ thể là Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Slovenia đang xem xét

chuyển đổi. Sáu quốc gia (18%) gồm Đức, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Na Uy vẫn còn sử dụng cơ sở tiền mặt.

- Tình hình áp dụng IPSAS tại Việt Nam:

Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển, chế độ kế toán HCSN mới ( thông tư 107/2017/ TT- BTC) được ban hành đã tiếp cận gần hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp của Việt Nam về cơ bản đã được thực hiện trên cơ sở kế toán dồn tích, ngoài trừ việc ghi nhận TSCĐ và nguồn kinh phí vẫn đang thực hiện trên cơ sở tiền mặt. Xét ở phạm vi tổng thể khu vực công, kế toán dồn tích mang lại thông tin tổng quát hơn, từ đó tạo cơ sở để tăng cường quản lý tài sản, quản lý công nợ và đánh giá khả năng thanh toán của đơn vị. Tuy nhiên, các đơn vị khu vực công đang thực hiện việc hạch toán theo hướng dẫn đã được cụ thể hóa bằng các văn bản về chế độ chính sách tài chính cho từng ngành và lĩnh vực cụ thể. Trong khi đó, IPSAS được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản, các quy định chỉ mang tính hướng dẫn chung cho nguyên tắc. Chương trình đào tạo kế toán cho lĩnh vực kế toán công vẫn chưa được hoàn thiện, các kiến thức của kế toán viên vẫn là kiến thức theo chế độ kế toán cũ, điều này đòi hỏi những người làm công tác kế toán khu vực công cần có chuyên môn cao, thường xuyên phải cập nhật thông tin nâng cao nghiệp vụ.

Báo cáo tài chính của kế toán tại các ĐVHCSN cũng đang có những thay đổi lớn. BCTC được lập theo mục tiêu sử dụng thông tin và điều quan trọng là các đơn vị sự nghiệp sẽ phải lập báo cáo tình hình tài chính đây bước đầu để tiến tới hợp nhất BCTC của các bộ, ban, ngành và của kế toán nhà nước. Việc lập BCTC hợp nhất ở các đơn vị HCSN, chính quyền các cấp và Chính phủ sẽ sớm được thực hiện khi ban hành quy định, hướng dẫn và phương pháp lập và trình bày BCTC hợp nhất trong lĩnh vực công, góp phần làm cho kế toán công ngày càng trở thành công cụ hữu hiệu trong quản lý tài sản, ngân sách quốc gia.

Cụ thể là, đã có báo cáo tình hình tài chính thể hiện tài sản (chia thành tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn), nợ phải trả và tài sản thuần (vốn chủ sở hữu); báo cáo kết quả hoạt động thể hiện doanh thu - chi phí của các đơn vị sự nghiệp có thu và đã thể

hiện được khoản mục thặng dự hoặc thâm hụt từ các hoạt động của đơn vị; báo cáo lưu chuyển tiền tệ báo cáo luồng tiền trong kỳ được phân loại theo các luồng tiền chính (hoạt động thông thường đúng mục đích của đơn vị công), hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập với bạn bè quốc tế, Nhà nước đang tăng cường cải cách và nâng cao quyền chủ động trong quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, việc làm sáng tỏ, hệ thống hóa lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập là vô cùng quan trọng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại đơn vị ở chương 2 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong chương 3 của luận văn sau này. Trong chương 1, luận án đã tập trung làm rõ những nội dung như sau:

Thứ nhất, trong chương 1 tác giả đã trình bày một cách toàn diện và hệ thống hóa lý thuyết cũng như cơ sở pháp lý về khái niệm, ý nghĩa cũng như yêu cầu, nguyên tắc và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán tại các ĐVHCSN.

Thứ hai, luận văn đã phân tích về nội dung của tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với đặc điểm hoạt động và tổ chức bộ máy quản lý các ĐVHCSN nhằm đảm bảo tuân thủ khuôn khổ pháp luật kế toán theo quy định mới về chế độ kế toán (Thông tư 107/2017/TT-BTC) áp dụng cho các ĐVHCSN để cung cấp căn cứ cho quá trình đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế tại một số quốc gia và tại Việt Nam. Từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ĐVHCSN tiếp cận gần hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 50 - 54)