2.3. Phân tích, nhận định thực trạng đánh giá công chức cấp xã, huyện
2.3.2. Về nội dung, tiêu chí đánh giá
Nội dung đánh giá công chức cấp xã tại huyện Trùng Khánh có sự thay đổi qua các giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 201 3- 2014, nội dung, tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng chủ yếu dựa vào Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Công văn số 4375/BNV-CCVC ngày 02/12/2013 và Công
văn số 4393/BNV- CCVC ngày 17/10/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất việc đánh giá công chức (năm 2013 và 2014) trên phạm vi toàn quốc.. Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, hàng năm Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng ban hành các hướng dẫn về đánh giá cán bộ, công chức như: Công văn số 1320/SNV-QLCCVC ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng về việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2013; Công văn số 1711/SNV-QLCCVC ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Sở Nội vụ Cao Bằng về việc đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Căn cứ vào các văn bản của Sở Nội vụ thì UBND huyện Trùng Khánh cũng ban hành các văn bản về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức cấp xã như sau:
- Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước; - Kết quả công tác;
- Tinh thần kỷ luật;
- Tinh thần phối hợp trong công tác; - Tính trung thực trong công tác; - Lối sống, đạo đức;
- Tinh thần học tập, nâng cao trình độ; - Tinh thần thái độ phục vụ nhân dân.
Theo đó, các nội dung, tiêu chí đánh giá được chia thành thang điểm: Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước có thang điểm tối đa 15 điểm; kết quả công tác có thang điểm tối đa 25 điểm; tinh thần kỷ luật có thang điểm tối đa 10 điểm; tinh thần phối hợp trong công tác có thang điểm tối đa 10 điểm; tính trung thực trong công tác có thang điểm tối đa 10 điểm; lối sống, đạo đức có thang điểm tối đa 10 điểm; tinh thần học tập, nâng cao trình độ có thang điểm tối đa 10 điểm; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân có thang điểm tối đa 10 điểm. Tuy nhiên, phiếu đánh giá áp dụng chung cho cả cán bộ và công chức, mỗi nhóm tiêu chí chưa được cụ thể thành các tiêu chí nhỏ và
chưa có thang điểm cụ thể cho các tiêu chí nhỏ. Tổng điểm cộng lại cuối cùng của các tiêu chí là cơ sở để phân loại công chức cấp xã. Công chức cấp xã được phân loại HTXSNV đạt từ 90 điểm trở lên; HTNV đạt từ 75 -89 điểm; HTNV từ 50-74 điểm; không hoàn thành nhiệm vụ khi dưới 50 điểm (xem phụ lục 2.1).
* Giai đoạn 2015 - 2017, sau khi có Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, việc đánh giá công chức cấp xã thực hiện theo Công văn số 1997/SNV-CCVC ngày 24/11/2015 của Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng về việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2015; Công văn số 2220/SNV-CCVC ngày 28/11/2016 của Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng về việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2016; Công văn số 2276/SNV-CCVC ngày 16/11/2017 về việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2017 và UBND huyện Trùng Khánh cũng đã có các văn bản hướng dẫn như: Công văn số 572/UBND-NV ngày 08 tháng 12 năm 2015 về việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm 2015; Công văn số 656/UBND-NV ngày 02 tháng 12 năm 2016 về việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm 2016; Công văn số 793/UBND-NV ngày 21 tháng 11 năm 2017 về việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm 2017. Theo đó, thời điểm đánh giá công chức cấp xã được tiến hành trong tháng 12 hàng năm, các tiêu chí đánh giá công chức cấp xã gồm 6 nội dung sau:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; - Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; - Thái độ phục vụ nhân dân.
Vì xét thấy trong quá trình công chức thực hiện nhiệm vụ, việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ của công chức cấp xã có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc của các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện và các cơ quan đơn
vị. UBND huyện Trùng Khánh còn có Công văn đề nghị các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện, chi cục thống kê huyện đánh giá công chức cấp xã thuộc lĩnh vực của mình và gửi kết quả đánh giá bằng văn bản đến UBND các xã, thị trấn trước khi các xã, thị trấn tiến hành cuộc họp đánh giá công chức cấp xã như: Phòng Tư pháp đánh giá chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch; Phòng Lao động thương binh và xã hội đánh giá công chức Văn hóa - xã hội (phụ trách lĩnh vực lao động xã hội); Phòng Văn hóa và Thông tin đánh giá công chức Văn hóa - xã hội (phụ trách lĩnh vực Văn hóa thông tin); Phòng Tài chính - Kế hoạch đánh giá công chức Tài chính - Kế toán; Phòng Tài nguyên và Môi trường đánh giá công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với thị trấn) và địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (phụ trách lĩnh vực đất đai, môi trường); Phòng Kinh tế và Hạ tầng đánh giá công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với thị trấn) và địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) (phụ trách lĩnh vực xây dựng); Văn phòng HĐND và UBND đánh giá công chức Văn phòng - Thống kê (phụ trách lĩnh vực tổng hợp văn phòng); Chi cục thống kê huyện đánh giá công chức Văn phòng - Thống kê (phụ trách lĩnh vực thống kê); Ban chỉ huy quân sự huyện đánh giá công chức chỉ huy trưởng quân sự xã; Công an huyện đánh giá công chức Trưởng công an xã. Và yêu cầu chủ tịch UBND các xã, thị trấn nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đánh giá của các cơ quan, phòng ban chuyên môn. Tuy nhiên các ý kiến đánh giá của các đơn vị trên chỉ mang tính chất tham khảo để chủ tịch UBND xã đánh giá các chức danh công chức.
Văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ và UBND huyện Trùng Khánh đã đưa ra được bộ khung tiêu chí đánh giá công chức khá cụ thể, rõ ràng theo quy định; đã đề cập đến mọi khía cạnh của một công chức; đánh giá đúng, khách quan, công vằng về 06 chỉ tiêu đối với mỗi công chức sẽ phản ánh đúng chất lượng công chức. Tuy nhiên, vẫn chưa hướng dẫn vận dụng cụ thể, chủ yếu là sao chép từ hướng dẫn của cấp trên; nội dung đánh giá còn chung chung, khó lượng hóa được kết quả, hiệu quả thực thi công vụ của công chức; do yếu tố vùng miền và đặc điểm của công chức từng địa phương, từng chức danh cần phải có một quy định cụ thể, chi tiết hơn. Khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung tiêu chí đánh giá công chức cấp xã tại các xã, thị trấn hiện
nay thì 45/100 ý kiến cho rằng chưa phù hợp, 55/100 ý kiến cho rằng là phù hợp và rất phù hợp (Bảng 2.9).
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát phản ánh thực trạng về sự phù hợp của các nội dung đánh giá áp dụng đối với công chức cấp xã, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
Tổng số Nội dung tiêu chí đánh giá công chức
100 Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp
Số lượng 15 40 45
Tỷ lệ (%) 15 40 45
Mặt khác, hệ thống pháp luật dùng để đánh giá công chức cấp xã chưa đồng bộ, còn rải rác trong nhiều văn bản; trong khi bản thân các địa phương khi thực hiện còn thụ động, trông chờ vào hướng dẫn của cấp trên mà chưa chủ động căn cứ vào hướng dẫn để chi tiết hóa tiêu chí đánh giá công chức cho phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể. Để đánh giá đúng thực chất công chức cấp xã cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, phù hợp với thực tiễn; thang điểm đánh giá cho từng chức danh càng cụ thể càng dễ đánh giá… Tránh tình trạng đánh giá chung chung, hời hợt, chiếu lệ, bao che.
Khi tiến hành khảo sát về các nội dung, tiêu chí đánh giá công chức cấp xã hiện nay cho thấy có 62/100 ý kiến cho rằng nội dung phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc là khó đánh giá vì nếu chỉ dừng ở nội dung chung chung thì khó có thể chỉ ra rằng người nào là người có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị…; có đến 52/100 ý kiến đồng quan điểm cho rằng tiêu chí năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng khó đánh giá vì năng lực không chỉ thể hiện ở bằng cấp mà còn thể hiện ở hiệu quả giải quyết công việc. Để đánh giá được thực chất năng lực của công chức cấp xã có rất nhiều nội dung không phải là việc đơn giản, đòi hỏi phải cụ thể hóa bằng các tiêu chí đơn giản, dễ hiểu (Bảng 2.10).
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát phản ánh mức độ đánh giá và giá trị thực tiễn của các nội dung, tiêu chí đánh giá công chức cấp xã huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
Nội dung, tiêu chí đánh giá
(Tổng số công cức cấp xã được khảo sát là 100 người)
Mức độ Dễ đánh giá Khó đánh giá Quan trọng Rất quan trọng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
15 15 41 41 43 43 14 14
Phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc
15 15 52 52 45 45 33 33
Năng lực, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ 39 39 60 60 3 3 73 73
Tiến độ và kết quả thực hiện
nhiệm vụ 79 79 7 7 4 4 71 71
Tinh thần trách nhiệm và phối
hợp trong thực hiện nhiệm vụ 80 80 6 6 2 2 69 69
Khảo sát về mức độ quan trọng của các nội dung, tiêu chí đánh giá công chức cấp xã có 43/100 ý kiến cho rằng tiêu chí chấp hành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và 45/100 ý kiến cho rằng tiêu chí phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tác phong và lề lối làm việc là quan trọng. Các tiêu chí rất quan trọng gồm: Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ có 71/100 ý kiến; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có 73/100 ý kiến; tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ có 69/100 ý kiến; thái độ phục vụ có 75/100 ý kiến (Bảng 2.9).
Vì chưa có hướng dẫn cụ thể nên cách hiểu về các tiêu chí đánh giá cũng khác nhau dẫn đến đánh giá khác nhau về cùng một hệ thống tiêu chí cũng là bất cập trong đánh giá công chức hiện nay. Vì vậy nếu như không quan tâm đến công tác hướng dẫn về tiêu chí đánh giá sẽ dẫn tới sự mơ hồ, không đồng nhất trong cách hiểu. Do đó, kết quả đánh giá sẽ không đảm bảo tính khách quan, chính xác, toàn diện.
Các xã, thị trấn của huyện Trùng Khánh đều đặt hòm thư góp ý để tổ chức, cá nhân phản ánh về thái độ, tinh thần và kết quả giải quyết công việc của công chức cấp xã. Đây là một kênh thông tin quan trọng để đánh giá công chức. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì đây không phải là một yêu cầu bắt buộc. Nên hiện nay hầu hết các xã, thị trấn đều chưa quan tâm tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong đánh giá công chức cấp xã. Có 62/100 ý kiến cho rằng quy trình đánh giá cần phải thay đổi, hoàn thiện nhiều thì mới góp phần nâng cao hiệu quả, tính chính xác của công tác đánh giá. Về nhu cầu tham gia của người dân vào đánh giá công chức cấp xã, thì có 170/200 ý kiến sẵn sàng tham gia đánh giá công chức cấp xã nơi họ sinh sống nếu như nhà nước có quy định.
Một số người dân còn băn khoăn khi tham gia đánh giá công chức cấp xã, lý do họ đưa ra là sợ bị trù dập và những công chức cấp xã bị đánh giá không tốt sẽ gây khó khăn khi họ đến giải quyết công việc; một số lý do cho
rằng họ ít tiếp xúc với công chức cấp xã nên không biết; cũng có không ít ý kiến cho rằng, công chức cấp xã chủ yếu là người địa phương, con em dòng họ nên cũng khó để họ đưa ra một ý kiến đánh giá thực chất, công tâm. Do đó, họ chỉ sẵn sàng tham gia bằng thư (phiếu) không ghi tên người góp ý. Ngoài ra vì thực tế người dân chỉ thấy tình trạng họ đã từng góp ý, ý kiến được tiếp thu nhưng không thấy có sự điều chỉnh, cải thiện về thái độ, tinh thần phục vụ của công chức. Dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung xu hướng người dân muốn tham gia vào đánh giá công chức cấp xã là cơ bản. Việc người dân và chủ thể bên ngoài nền hành chính tham gia vào đánh giá công chức cấp xã là vô cùng cần thiết để đảm bảo tính chính xác, khách quan của công tác đánh giá. Vì suy cho cùng đối tượng hướng đến để công chức phục vụ là nhân dân. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tính đến phương án xử lý kết quả sau khi có ý kiến của người dân và trình độ dân trí của từng địa bàn để áp dụng cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất [22].
2.3.3. Về phương pháp và quy trình đánh giá
2.3.1. Về phương pháp đánh giá
Phương pháp được lựa chọn chủ yếu là phương pháp đánh giá theo ý kiến tập thể, phương pháp tự đánh giá và phương pháp trao đổi trực tiếp. Ngoài ra, trước năm 2015, huyện áp dụng phương pháp lấy phiếu kín của tập thể công chức trong cơ quan, đơn vị về việc phân loại đánh giá đối với từng công chức.
Trong văn bản hướng dẫn về đánh giá công chức hàng năm của Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng và UBND huyện Trùng Khánh không có mục riêng về phương pháp đánh giá công chức cấp xã. Tuy nhiên khi quy định về quy trình đánh giá công chức thì đã lồng ghép nội dung này. Theo khảo sát, do hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng phương pháp đánh giá nên cấp xã của huyện Trùng Khánh hiện nay đang sử dụng nhiều phương pháp đánh giá công chức khác nhau, các phương pháp này được thể hiện ở trong từng bước
đánh giá công chức cấp xã. Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đánh giá công chức cấp xã của huyện Trùng Khánh là phương pháp đánh giá qua báo cáo và phương pháp bình bầu (Bảng 2.11) .
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát phản ánh thực trạng áp dụng phương pháp đánh giá công chức cấp xã huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng STT Phương pháp đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Phương pháp bình bầu (tập thể đánh giá) 83 83
2 Phương pháp cho điểm và xếp hạng theo tiêu chí 40 40 3 Phương pháp đánh giá dựa trên sự kiện đáng chú ý 12 12 4 Phương pháp đánh giá qua báo cáo (cá nhân tự đánh giá) 48 48
5 Phương pháp quan sát hành vi 0 0
6 Phương pháp đánh giá bằng phản hồi 3600 - có sự tham gia của các chủ thể vào quá trình đánh giá
7 Phương pháp xếp hạng luân phiên
8 Phương pháp so sánh với mục tiêu đã định