Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đánh giá kết quả thực hiện công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 100 - 102)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện đánh giá công chức cấp xã

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đánh giá kết quả thực hiện công

công việc của công chức

Nghị quyết số 30c/2011/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 - 2020 cũng đã xác định: “hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá công chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân” [8].

Hệ thống pháp luật ở nước ta quy định về đánh giá công chức hàng năm gồm có Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và hệ thống vác văn bản dưới luật (như Nghị định) của Chính phủ, văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Nội vụ. Thời gian qua, công tác đánh giá công chức cấp xã có những mặt tiến bộ về

nhận thức và cách làm. Mặc dù từ ngày 01/8/2015, Nghị định 56/2015/NĐ- CP của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức bắt đầu có hiệu lực nhưng việc áp dụng các quy định của Nghị định này đối với công chức cấp xã gặp phải một số khó khăn nhất định do chưa thật phù hợp với đặc thù của đội ngũ công chức cấp xã. Để nâng cao chất lượng đánh giá công chức cấp xã, nên bổ sung thêm chương, điều, khoản đánh giá công chức cấp xã; trong đó có khung tiêu chí đánh giá riêng đối với công chức cấp xã, đồng thời có thông tư hướng dẫn chi tiết về việc đánh giá từng chức danh công chức cấp xã.

Sở Nội vụ tỉnh cần tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định về đánh giá cán bộ, công chức nói chung cũng như công chức cấp xã nói riêng; UBND huyện ban hành văn bản dựa trên văn bản của UBND tỉnh hướng dẫn chi tiết, cụ thể đối với từng chức danh và đặc điểm của từng xã.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 55, Luật Cán bô, công chức 2008 thì mục đích của đánh giá công chức còn bao gồm cả để “kỷ luật” là chưa hợp lý, có sự mâu thuẫn ngay trong chính Luật. Kỷ luật công chức chỉ xảy ra khi công chức có dấu hiệu, hành vi vi phạm kỷ luật trong thi hành công vụ, vi phạm các quy định trong Luật cán bộ, công chức và pháp luật liên quan khi đó mới thành lập hội đồng kỷ luật để xem xét dấu hiệu, hành vi đó có vi phạm hay không vi phạm và đánh giá mức độ vi phạm kỷ luật của công chức để áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định với mức nặng nhất là buộc thôi việc. Còn “giải quyết thôi việc” áp dụng trong đánh giá hàng năm của công chức, khi công chức có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ. Ở đây, hoàn toàn có sự khác nhau về tính chất, điều kiện, bối cảnh giữa hai khái niệm “buộc thôi việc” và khái niệm “giải quyết thôi việc” đối với công chức. Hơn nữa, đến nay cũng chưa có văn bản nào quy định trình tự, thẩm quyền để giải quyết trường hợp “giải quyết thôi việc” khi công chức “hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ”. Do vậy, cần sửa đổi mục đích đánh giá công

chức. Không nên quy định “kỷ luật” là một nội dung của mục đích đánh giá công chức tại Điều 55 của Luật Cán bộ, công chức.

Cần có quy định cụ thể, công bằng, khách quan và sự tách bạch rõ ràng giữa trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị với kết quả đánh giá của từng công chức, tách bạch giữa kết quả đánh giá cá nhân công chức với kết quả thành tích của tập thể cơ quan, đơn vị, tổ chức để tránh tình trạng vì thành tích tập thể, trách nhiệm người đứng đầu mà “dĩ hòa vi quý” với từng cá nhân công chức trong tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)