Mở rộng sự tham gia của người dân vào quá trình đánh giá công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 107 - 108)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện đánh giá công chức cấp xã

3.2.6. Mở rộng sự tham gia của người dân vào quá trình đánh giá công

Người đứng đầu cần lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp và đưa ra các tiêu chí phù hợp với các mục tiêu đã định; đánh giá phải công tâm, toàn diện, khách quan, minh bạch, căn cứ vào kết quả công việc.

3.2.6. Mở rộng sự tham gia của người dân vào quá trình đánh giácông chức cấp xã công chức cấp xã

Bàn về về công tác xây dựng cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gũi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục không. Lại phải xem người ấy xứng với công việc gì. Nếu người có tài mà không dùng đúng tài của họ, cũng không được việc” [21, tr.274]. Việc chuyển từ nền hành chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ” trước hết cần thay đổi tư duy về vai trò của nhân dân; khuyến khích sự tham gia của công dân vào công tác đánh giá tác động của dịch vụ hành chính công. Người dân đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công cũng chính là đánh giá gián tiếp năng lực của công chức cấp xã thông qua nhận xét mức độ phục vụ, sự hài lòng của người dân đối với công chức khi đến giao dịch. Việc người dân tham gia vào đánh giá công chức cấp xã sẽ có ý nghĩa là vừa thực hiện quy chế dân chủ, vừa phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã.

Nhưng hiện nay một bộ phận người dân vẫn còn băn khoăn nếu được tham gia vào quá trình đánh giá công chức cấp xã. Vì họ cảm thấy chưa hiểu biết pháp luật của họ về đánh giá công chức, có những tiêu chí chưa cụ thể và khó hiểu, mặt khác có thể họ sợ bị trù dập, sợ tư thù cá nhân… Như vậy, để thu hút người dân tham gia vào quá trình đánh giá thì pháp luật cần phải có những quy định cụ thể theo hướng đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người

dân, nghiêm cấm và có chế tài đối với trường hợp trù dập, trả thù những người tham gia góp ý, đánh giá.

Qua khảo sát về ý kiến của công dân đánh giá công chức cấp xã thì có 54% ý kiến công chức cho rằng nên để nhân dân đánh giá các nội dung đánh giá công chức và có đến 85% ý kiến cho rằng nên để nhân dân chỉ đánh giá nội dung “Thái độ phục vụ nhân dân”. Vì người dân khi đến thực hiện các thủ tục hành chính thì cũng chỉ nhận thấy được thái độ phục vụ của công chức, còn hiệu quả công việc cũng như các tiêu chí khác thì người dân cũng chưa thể nắm được để đánh giá công chức đó. Do đó, UBND huyện cần cụ thể hóa việc để người dân tham gia đánh giá công chức cấp xã vào trong quy định, hướng dẫn đánh giá công chức.

Để phát huy hiệu quả hình thức này cần xây dựng phiếu đánh giá cho người dân với những tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu và ngắn gọn. Những ý kiến đánh giá của nhân dân có thể thông qua hệ thống đánh giá trực tuyến, đường dây nóng, hay thông qua việc bỏ phiếu đánh giá vào hòm thư…. sẽ góp phần làm cho công tác đánh giá công chức cấp xã đảm bảo tính công khai, dân chủ và làm gia tăng niềm tin của người dân đối với nền hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 107 - 108)