Quan điểm hoàn thiện đánh giá công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 98 - 100)

Công tác quản lý công chức nói chung và quản lý công chức cấp xã nói riêng gồm nhiều khâu liên hoàn, đan xen nhau, bao gồm việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển…trong đó đánh giá công chức được coi là khâu khó và nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác. Vì vậy, hoàn thiện công tác đánh giá công chức cấp xã là một yêu cầu tất yếu. Việc hoàn thiện đánh giá công chức cấp xã cần quán triệt một số quan điểm sau:

3.1.1. Đảng lãnh đạo công tác đánh giá cán bộ, công chức

Đánh giá công chức cấp xã phải dựa trên sự lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ cơ sở về công tác cán bộ. Đảng ủy xã thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cán bộ trong đó có công tác đánh giá công chức cấp xã theo yêu cầu đổi mới công tác cán bộ nhằm xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh. Tuy nhiên, cần phân định rõ ràng các tiêu chí đánh giá đảng viên với tiêu chí đánh giá công chức.

3.1.2. Đánh giá công chức cấp xã phải chú trọng việc thực hiện quychế dân chủ ở cơ sở chế dân chủ ở cơ sở

Bác Hồ từng nói: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước” [1]. Vấn đề phát huy dân chủ còn mang tính hiến định: “Nhà nước phải bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân” [19]. Đội ngũ CC cấp xã là những người gần dân nhất; mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có đến được với nhân dân hay không, có được nhân dân tiếp thu đúng đắn hay không đều thông qua đội ngũ CC cấp xã. Trong nền hành chính phục vụ, người dân được coi là khách hàng của nền hành chính thì người dân phải được coi là một chủ thể quan trọng trong quy trình đánh giá công chức cấp xã; tham gia đánh giá công chức cấp xã như một kênh thông tin chính thống. Việc phát huy dân chủ trong đánh giá công chức cấp xã sẽ góp phần nâng cao chất lượng, trách

nhiệm đối với công việc, đổi mới phong cách phục vụ nhân dân của đội ngũ công chức [22].

3.1.3. Đánh giá công chức cấp xã phải gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước

Một trong các nhiệm vụ cải cách hành chính theo Nghị quyết số 30c/2011/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 - 2020 là: “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đòi hỏi công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã phải được hoàn thiện, trong đó đánh giá công chức phải thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan, khoa học và thực chất.

Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Trùng Khánh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trùng Khánh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020 là: “Rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức nhằm xác định số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tinh gọn đội ngũ cán bộ, công chức”. Nhằm từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hướng tới nền hành chính phục vụ nhân dân. Muốn làm được điều này trong công tác đánh giá công chức cấp xã phải xây dựng được hệ thống các tiêu chí, phương pháp, quy trình đánh giá sát với thực tiễn ở cơ sở.

3.1.4. Đánh giá công chức cấp xã phải dựa trên kết quả thực hiệncông việc được giao công việc được giao

Trong Quyết định số 1557/QĐ-TTg, ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” cũng đã nêu: “Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá CB CC. Việc đánh

giá phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả công tác của CBCC; thẩm quyền đánh giá thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng CBCC. Chú trọng thành tích, công trạng, kết quả công tác của CBCC. Coi đó là thước đo chính để đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực của CBCC”.

Đánh giá không trên cơ sở công việc được giao sẽ làm cho kết quả đánh giá chung chung, thiếu sát thực. Tùy vào vị trí công việc mà mỗi công chức sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ, công việc nhất định được nhà nước, cơ quan, đơn vị giao. Do vậy, việc đánh giá phải trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao và được đo bằng kết quả, sản phẩm đầu ra so với mục tiêu, yêu cầu được đặt ra ở giai đoạn khác nhau. Như vậy, đánh giá công chức hàng năm phải có nội dung chính là đánh giá kết quả thực hiện công việc của công chức. Tuy nhiên các yếu tố thuộc về phẩm chất, tư tưởng chính trị, tinh thần, trách nhiệm trong công việc, đặc biệt là thái độ phục vụ nhân dân cũng cần được quan tâm nhưng kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao ở mỗi công chức là nội dung quan trọng nhất trong đánh giá công chức hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 98 - 100)