Đặc điểm của công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 26 - 28)

- Thứ nhất, công chức cấp xã phải là công dân Việt Nam.

- Thứ hai, về chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm: Được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Nguồn tuyển dụng công chức cấp xã chủ yếu từ học sinh, sinh viên người địa phương sau khi tốt nghiệp các lớp đào tạo về tham gia thi tuyển. Công chức phải có đủ trình độ chuyên môn phù hợp với ngạch, chức danh, chức vụ. Các vấn đề liên quan tới bổ nhiệm, tuyển dụng công chức vào các chức danh, chức vụ và bổ nhiệm vào các ngạch công chức quy định cụ thể trong Luật Cán bộ, công chức.

- Thứ ba,về nơi làm việc: Nơi làm việc của công chức cấp xã là Ủy ban nhân dân cấp xã. Đội ngũ công chức cấp xã chủ yếu là người dân địa phương, sinh sống, có họ hàng, gốc gác tại địa phương chính vì vậy, công chức cấp xã là những người am hiểu, bị ảnh hưởng rất lớn bởi những phong tục, tập quán, văn hóa vùng miền, bản sắc truyền thống của địa phương, gia tộc. Do đó, trong cách thức xử lý công việc, giải quyết những mâu thuẫn trong nhân dân...một cách đúng mực và suôn sẻ hơn so với những công chức ở địa phương khác tới làm việc.

- Thứ tư, về thời gian làm việc: Công chức cấp xã đảm nhiệm công tác từ khi được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch cho tới khi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động mà không hoạt động theo nhiệm kì như cán bộ (Điều 60 - Luật cán bộ, công chức năm 2008). Chấm dứt đảm nhiệm chức vụ khi đến tuổi nghỉ hưu: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi (Quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 73 - Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014), trừ một số trường hợp

công tác tác vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nơi có phụ cấp khu vực 0,7 hoặc công việc nặng nhọc độc hại.

- Thứ năm, về chế độ làm việc: Công chức cấp xã được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Điều 12 - Luật cán bộ, công chức năm 2008); công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.

- Thứ sáu, công chức cấp xã được sử dụng quyền lực nhà nước trong thực thi công vụ.

- Thứ bảy, công chức cấp xã thực hiện thường xuyên một nhiệm vụ theo vị trí việc làm.

Có thể nói, một mặt, công chức cấp xã là những người trưởng thành về thể chất và trưởng thành về mặt xã hội, họ được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong các công sở của Nhà nước, họ đang trực tiếp tham gia vào bộ máy công quyền của nền hành chính quốc gia theo luật định, như vậy họ là những người tự làm chủ được hành vi, thái độ của mình và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là một công dân, một công chức hành chính. Họ trưởng thành ở mặt xã hội còn biểu hiện ở giá trị sản phẩm lao động của họ được xã hội công nhận và bằng sức lao động của mình, họ đã nuôi sống được bản thân. Hơn nữa, sự trưởng thành về mặt xã hội còn thể hiện ở cuộc sống riêng tư của họ, họ là những người có đầy đủ điều kiện hành vi trước pháp luật.

Mặt khác, công chức cấp xã là những người đã có vị thế xã hội, vì công chức là những người đang giữ chức vụ hoặc trách nhiệm nhất định theo trình độ đào tạo và được xếp vào ngạch bậc tương ứng trong hệ thống hành chính theo luật định, bởi vậy, công chức đang có một vị thế xã hội nhất định để thực hiện quyền lực của Nhà nước quản lý toàn xã hội. Công chức có nhiều kinh nghiệm sống, được tích luỹ tuỳ theo lĩnh vực mà họ hoạt động. Bởi là công chức, họ phải được đào tạo ở trình độ nhất định, cùng với vị trí làm việc của mình trong bộ máy công quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)