Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 55 - 56)

Huyện có 20 đơn vị hành chính trong đó có 19 xã và 1 thị trấn. Có 9 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 8 xã biên giới với tổng chiều dài đường biên tiếp giáp với Trung Quốc là 63,15 km. Dân số khoảng 50 nghìn người với 3 dân tộc chính: Tày (67%), Nùng (32%), Kinh (1 %), dân cư sống thưa thớt.

Cơ cấu dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ trên 50%, đó là nguồn nhân lực dồi dào, là nguồn lao động chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Về kinh tế: Mặc dù còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện bước đầu đã có khởi sắc và đạt được một số kết quả nhất định. Cơ cấu kinh tế năm 2017: Giá trị nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 49,3%, công nghiệp - xây dựng 28%, dịch vụ - du lịch chiếm 22,7 %. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2016 là 38. 774,6 tấn; tổng thu ngân sách nhà nước tại địa bàn năm 2017 thu được là: 57,171 tỷ đồng; Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong năm 2017 đạt 17,565 tỷ đồng.

Huyện có thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao là danh thắng nổi tiếng liền kề nhau, tạo thành khu du lịch hấp dẫn có tiềm năng thu hút rất đông khách tham quan du lịch góp phần làm giàu cho nền kinh tế địa phương. Có cửa khẩu thông thương với Trung Quốc là Pò Peo, xã Ngọc Côn và nhiều đường mòn mà nhân dân địa phương hai nước qua lại thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá.

- Về văn hóa - xã hội:

Về giáo dục và đào tạo: Huyện có 20 trường mầm non, 30 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở, 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị phục vụ dạy và học theo chuẩn còn thiếu nhiều.

Về y tế: Đến nay toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 trung tâm y tế, 20 trạm y tế xã, thị trấn. Công tác chăm lo sức khỏe nhân dân được đảm bảo.

- Về Quốc phòng - an ninh: An ninh khu vực biên giới, nội địa ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Thường xuyên chăm lo xây dựng, củng

cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, thực hiện kết hợp giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh.

Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền huyện Trùng Khánh luôn chú trọng thúc đấy sản xuất trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng nhiều và hiệu quả; tập trung chuyển dịch kinh tế sang hướng nâng cao tỷ lệ giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ và du lịch; chú trọng đến việc khai thác những thế mạnh của toàn vùng như: Tài nguyên thủy điện, khoáng sản, đất đai, du lịch và kinh tế cửa khẩu...tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Tất cả những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã cũng như việc đánh giá công chức cấp xã. Đồng thời những yếu tố đó cũng đặt ra yêu cầu, đòi hỏi công chức cấp xã phải không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thi hành nhiệm vụ trong thực thi công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)