3.2. Một số giải pháp hoàn thiện đánh giá công chức cấp xã
3.2.5. Vận dụng linh hoạt các phương pháp đánh giá công chức cấp xã và
xã và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá công chức cấp xã
Trong thưc tế có nhiều phương pháp được sử dụng trong đánh giá công chức nhưng phương pháp nào cũng có cả ưu và nhược điểm. Không có một phương pháp duy nhất nào cho việc đánh giá công chức cấp xã. Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp là một giải pháp góp phần hoàn thiện công tác đánh giá công chức cấp xã. Quan điểm đánh giá công chức cấp xã hiện
nay là lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá công chức cấp xã. Vì vậy cần sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá khác nhau cho các nhóm vị trí việc làm khác nhau. Trong đánh giá công chức cần đồng thời kết hợp phương pháp đánh giá báo cáo, cho điểm với nguyên tắc cá nhân tự đánh giá, tập thể hoặc bên thứ ba tham gia nhận xét, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định sẽ góp phần tăng cao hiệu quả của công tác đánh giá; một số vị trí việc làm nhất định có thể sử dụng kết hợp phương pháp đánh giá trong nội bộ và đánh giá từ bên ngoài, ví dụ như vị trí việc làm của công chức cấp xã tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa có liên quan trực tiếp đến việc cung ứng các dịch vụ công, có sự giao tiếp giữa công chức với nhân dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì cần có ý kiến đánh giá từ các nhóm đối tượng khách hàng, người dân, người hưởng thụ dịch vụ do công chức đó trực tiếp giao dịch. Đồng thời kết hợp các phương pháp đánh giá hiện đại vào đánh giá công chức với việc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc đánh giá công chức đảm bảo việc đánh giá vừa khách quan, toàn diện, minh bạch mà vẫn giữ được vai trò của người đứng đầu trong kết luận đánh giá.
- Áp dụng phương pháp cho điểm xếp hạng theo tiêu chí
Phương pháp cho điểm theo tiêu chí đã từng được áp dụng và đã thể hiện những ưu điểm rõ rệt. Dựa trên các tiêu chí để phân định tỷ trọng trong tổng số điểm. Thường thì tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc được tính có hệ số điểm cao hơn so với những nội dung đánh giá khác. Áp dụng phương pháp cho điểm xếp hạng theo tiêu chí trong đánh giá công chức cấp xã sẽ giúp cho kết quả đánh giá gắn nhiều hơn với mục tiêu, kế hoạch của cơ quan, đơn vị, tạo cơ hội tham gia của nhiều chủ thể vào quy trình đánh giá.
- Thí điểm áp dụng phương pháp phản hồi 3600- có sự tham gia của nhiều chủ thể vào quá trình đánh giá
Phương pháp này thu thập thông tin từ nhiều phía: đồng nghiệp, cấp quản lý trực tiếp, công dân. Thông qua kết quả tổng hợp đánh giá, CC cấp xã sẽ biết được cách người dân nhìn nhận về hiệu quả thực hiện công việc, tác phong làm việc của họ.
-Đổi mới phương pháp bình bầu trong đánh giá của tập thể
Kết quả đánh giá công chức cấp xã phụ thuộc vào kết quả của cuộc họp tập thể cán bộ, công chức dưới sự chủ trì của chủ tịch UBND cấp xã. Thực hiện thống nhất nguyên tắc bảo đảm đúng thẩm quyền đánh giá, được quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ, tức là Chủ tịch UBND cấp xã sẽ là người kết luận và ký duyệt về kết quả đánh giá công chức cấp xã sau khi tổng hợp các ý kiến của chủ thể đánh giá; nhưng không can thiệp quá sâu vào kết quả đánh giá.
Thực hiện bỏ phiếu kín nhằm hạn chế sự nể nang, né tránh của đánh giá trực tiếp cũng như ý kiến can thiệp quá sâu của chủ tịch UBND cấp xã. Kết quả đánh giá có sự so sánh, đối chiếu kết quả của nhiều chủ thể đánh giá và cũng cần xem xét đến tính khách quan, công tâm của những người được bỏ phiếu, tránh tình trạng bỏ phiếu theo cảm tính, yêu thích cá nhân.
Để việc đánh giá thông qua phiếu đánh giá công chức cấp xã nêu trên được thực hiện cần thiết phải kết hợp với phương pháp đánh giá cho điểm xếp hạng theo tiêu chí. Ngoài ra công tác kiểm phiếu phải được tiến hành công khai, minh bạch đảm bảo có được kết quả chính xác.
- Đổi mới phương pháp đánh giá thông qua báo cáo hướng đến việc nâng cao tính trung thực trong đánh giá
- Phương pháp đánh giá dựa trên sự kiện đáng chú ý giúp cho chủ tịch UBND cấp xã có thêm thông tin để đánh giá thành tích của công cấp xã. Áp dụng phương pháp này cần quy định mỗi công chức cấp xã có kế hoạch công tác năm của cá nhân, trong đó nêu rõ chức danh công việc, trách nhiệm thực thi, kiến thức, kỹ năng cần có, hiệu quả công việc đạt được, thời gian hoàn
thành… Người đứng đầu cơ quan sẽ quản lý sổ công tác này để theo dõi, kiểm tra, thẩm định về sản phẩm làm ra và những tiêu chuẩn về các công việc cụ thể làm căn cứ đánh giá [22].