Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 56 - 58)

xã của huyện Trùng Khánh

Ngoài các đặc điểm chung của công chức cấp xã thì công chức cấp xã của huyện Trùng Khánh còn có những đặc điểm như sau:

Nhìn chung, đa số công chức cấp xã có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, kiên định với mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, có lối sống giản dị, trong sáng, am hiểu đời sống nhân dân, tâm huyết với cơ sở.

Các cấp ủy, tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở đã nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vị trí, yêu cầu của công tác cán bộ và nâng cao chất lượng công chức cấp xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công

tác cán bộ trong thời gian gần đây, đặc biệt là nhiệm kỳ 2015 - 2020 ngày càng đổi mới hơn, đảm bảo khách quan, dân chủ, chặt chẽ và đúng quy trình.

Công chức cấp xã đã từng bước được chuẩn hóa, việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, bố trí, sử dụng công chức được thực hiện dân chủ, nề nếp hơn, đã đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn lượt công chức, nâng cao trình độ cả về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý xã hội; thực hiện tốt chính sách đối với công chức.

Đội ngũ công chức cấp xã của huyện tăng dần về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết giữ vững phẩm chất cách mạng, luôn tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng; là tác nhân quan trọng góp phần lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của địa phương vững mạnh.

Có thể nói, đội ngũ công chức cấp xã trong giai đoạn 2013-2017 đã từng bước được phát triển, chuẩn hóa về số lượng và chất lượng.

Do là huyện miền núi nên cơ cấu về dân tộc của đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất cao trong đội ngũ công chức cấp xã huyện Trùng Khánh. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền đưa các chủ trương chính sách của nhà nước tới một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc, nơi có tới 99% là đồng bào dân tộc thiểu số.

Công chức cấp xã người dân tộc thiểu số về bản chất thật thà, chất phát, ngay thẳng, tác phong công tác rất thực tế, sát dân, hiểu phong tục, tập quán, địa hình lãnh thổ, nói được tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương nên có thể làm tốt công tác quản lý, điều hành. Song hạn chế về ngôn ngữ phổ thông, giao tiếp, thiếu kiến thức khoa học, tư duy lý luận, lôgic, suy nghĩ giản đơn dựa theo kinh nghiệm nên hiệu quả công việc chưa cao.

Địa bàn làm việc là các xã miền núi, biên giới, địa hình bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, chính sách tiền lương, phụ cấp chưa thực sự hợp lý, đời sống của một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã còn nghèo nhưng họ vẫn giữ được phẩm chất cách mạng, có tinh thần đoàn kết phát huy dân chủ, có lối

sống lành mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân. Đội ngũ công chức cấp xã cơ bản có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đoàn kết, gắn bó có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Đa số cán bộ, công chức cấp xã ở Trùng Khánh có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, thực sự có tâm huyết với cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)