Số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã huyện Trùng Khánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 58 - 63)

2.2. Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của

2.2.1. Số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã huyện Trùng Khánh

* Số lượng công chức xã theo vị trí công việc

Số lượng công chức chuyên môn cấp xã theo vị trí công tác từ năm 2013-2017 thể hiện tại bảng 2.1

Bảng 2.1. Số lượng công chức chuyên môn cấp xã theo vị trí công tác từ năm 2013 - 2017

TT Chức danh đảm nhiệm 2013 2014 2015 2016 2017

1 Trưởng công an 17 17 20 17 18

2

2 Chỉ huy trưởng quân sự 20 20 19 19 20

3 Văn phòng - Thống kê 27 27 37 35 41

4 Địa chính - NN -XD &MT 36 40 43 41 42

6 Tư pháp - Hộ tịch 19 25 29 27 27

7 Văn hóa - Xã hội 34 34 41 39 37

Tổng 173 183 209 198 205

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Trùng Khánh)

Qua Bảng 2.1 ta thấy, năm 2017 toàn huyện có 205 công chức cấp xã, số lượng công chức cấp xã cơ bản đầy đủ theo từng vị trí công tác. Trong đó, một số chức danh có số lượng công chức chuyên môn được phân bổ nhiều như Địa chính - NN - XD và Môi trường, Văn phòng - Thống kế, Văn hóa - XH, các chức danh trên được phân bổ nhiều hơn đã phản ảnh đúng thực tế công việc.

Số lượng công chức chuyên môn tăng dần qua các năm. Năm 2013 số lượng công chức chuyên môn là 173 thì đến năm 2017 số lượng công chức chuyên môn là 205 tăng 32 công chức, tỷ lệ tăng so với năm 2013 là 18,5%. Vị trí công tác có số lượng tăng tập trung ở các chức danh Văn phòng - Thống kê, Địa chính - NN - XD và Môi trường, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - XH.

Tuy nhiên, trong hai năm gần đây tốc độ tăng không đáng kể, vì đội ngũ công chức cấp xã đã dần được ổn định về quy mô. Thậm chí nên quy mô CC cấp xã có dấu hiệu giảm nhẹ, cụ thể số lượng công chức năm 2017 so với năm 2015 giảm 04 công chức. Do huyện Trùng Khánh đang tiến hành tinh giản biên chế nhằm nâng cao chất lượng CBCC, thu hút những người có trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn, phù hợp với vị trí việc làm, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước, tiết kiệm giảm chi phí thường xuyên theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

* Số lượng và cơ cấu công chức xã theo giới tính, dân tộc và độ tuổi

- Số lượng và cơ cấu công chức chuyên môn theo giới tính và theo dân tộc.

Bảng 2.2. Số lượng và cơ cấu công chức theo giới tính năm 2017 Chức danh Số lượng (người) Cơ cấu Nam % Nữ % 1 Trưởng Công an 18 18 100 - - 2 Chỉ huy trưởng QS 20 20 100 - - 3 Văn phòng - T.Kê 41 15 36,59 26 64,41 4 Địa chính - XD - NN và MT 42 28 66,67 14 33,33 5 Tài chính - Kế toán 20 9 45 11 55 6 Tư pháp - Hộ tịch 27 14 51,85 13 48,15

7 Văn hóa - Xã hội 37 15 40,54 22 59,46

Tổng số 205 119 58,05 86 41,95

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Trùng Khánh)

Qua bảng 2.2 cho thấy, tỷ lệ công chức chuyên môn nam cao hơn nữ; cụ thể có 119 công chức nam, chiếm tỷ lệ 58,05%; công chức nữ có 86 người chiếm tỷ lệ 41,95% trong tổng số công chức hiện có. Chức danh có sự tham gia của nữ giới cao nhất là Văn phòng - Thống kê chiếm 64,41%, bên cạnh đó một số chức danh do có sự đặc thù nên chỉ có nam giới đảm nhận như chức danh Công an, Quân sự. Do đó, đây là một tỷ lệ hợp lý đảm bảo hài hòa cho giới tính cũng như công việc chuyên môn cho từng đối tượng cụ thể.

Bảng 2.3. Số lượng và cơ cấu công chức theo dân tộc năm 2017 Stt Chức danh Số lượng (ngườ i) Cơ cấu Tày % Nùng % Dân tộc khác % 1 Trưởng Công an 18 18 100

2 Chỉ huy trưởng quân sự 20 18 90 2 10

3 Văn phòng - Thống kê 41 33 80,5 7 17,1 1 2,4

4 Địa chính - XD -

NN&MT 42 36 85,7 4 9,5 2 4,8

5 Tài chính - Kế toán 20 18 90 2 10

6 Tư pháp - Hộ tịch 27 23 85,2 4 14,8

7 Văn hóa - Xã hội 37 33 89,2 3 8,1 1 2,7

Tổng số 205 179 87,3 22 10,7 4 2

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Trùng Khánh)

Qua bảng 2.3 cho thấy, tỷ lệ công chức chuyên môn dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn: Tày chiếm tỷ lệ cao nhất 87,6%, Nùng chiếm 10,7%; dân tộc khác chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 2%. Trong đó chức danh Trưởng Công an dân tộc Tày chiếm 100%. Đội ngũ công chức cấp xã có cơ cấu tương ứng với thành phần và số lượng dân cư các DTTS trên địa bàn, mang đậm nét tâm lý, văn hóa truyền thống, gắn bó và có uy tín với cộng đồng, nhưng vẫn còn bị tác động bởi những tập quán lạc hậu, tiêu cực trong quá trình thực thi nhiệm vụ; công tác trên địa bàn phức tạp, chịu sức ép từ nhiều phía (điều kiện sống; các thế lực thù địch; tập quán dân tộc; các mâu thuẫn xã hội...).

- Số lượng và cơ cấu công chức chuyên môn theo độ tuổi.

Bảng 2.4. Thực trạng công chức chuyên môn phân theo độ tuổi năm 2017

TT Độ tuổi Số lượng công chức

(người) Tỷ lệ % 1 Dưới 30 tuổi 67 32,68 2 31<tuổi<=40 102 49,76 3 41<tuổi<=50 30 14,63 4 51<tuổi<=60 6 2,93 Tổng số 205 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Trùng Khánh)

Qua Bảng 2.4 ta thấy, đội ngũ công chức xã trên địa bàn huyện độ tuổi 31<tuổi<=40 chiếm tỷ lệ lớn nhất là 49,76% và thứ hai là độ tuổi dưới 30 tuổi có 67 người chiếm tỷ lệ 32,68%, còn lại là độ tuổi 41<tuổi<=50 chiếm tỷ lệ 14,63% và độ tuổi 51<tuổi<=60 chiếm 2,93%. Điều đó cho thấy cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ công chức cấp xã cơ bản hợp lý, vừa đảm bảo tính cơ cấu vừa đảm bảo được yêu cầu công việc vừa có tính kế thừa.

Nhìn chung, về độ tuổi của đội ngũ công chức cấp xã đa số còn trẻ, tăng cường khả năng sáng tạo trong công việc, tăng sự năng động và nhiệt tình từ những người trẻ tuổi, giảm thiểu tình trạng thụ động, ỷ lại, giảm sức ì của đội ngũ những công chức lớn tuổi phản ánh đúng xu thế của tình hình thực tế hiện nay và phù hợp với chức danh quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)