Nâng cao trách nhiệm, kỹ năng đánh giá của các chủ thể tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 109 - 122)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện đánh giá công chức cấp xã

3.2.8. Nâng cao trách nhiệm, kỹ năng đánh giá của các chủ thể tham gia

gia đánh giá công chức cấp xã

Đánh giá công chức cấp xã liên quan đến yếu tố con người là lĩnh vực rất khó, nhạy cảm nên các chủ thể tham gia quá trình đánh giá phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với ý kiến đánh giá của mình cũng như phải có kỹ năng đánh giá nhất định để có thể đưa ra kết quả đánh giá một cách khoa học và công tâm [22].

- Đối với chủ tịch UBND cấp xã cần phát huy vai trò và trách nhiệm là người quyết định đánh giá đối với công chức cấp xã; là người tham gia, dẫn dắt quá trình đánh giá đảm bảo khoa học, hệ thống, diễn ra ra đúng mục đích Do vậy, phải thật sự trong sáng, công tâm trong đánh giá công chức; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, tham khảo và tôn trọng kiến tham gia của công chức để từ đó đưa ra kết luận đánh giá xếp loại CC cấp xã chính xác.

- Cá nhân công chức cấp xã tự đánh giá cần phải nêu cao tinh thần tự giác, trung thực, khách quan; cần chịu khó tìm tòi, nghiên cứu kỹ các nội dung, tiêu chí đối với chức danh của mình để tự đánh giá chính xác từng nội dung, tiêu chí. Tránh trường hợp tự đánh giá sơ sài, hình thức, chiếu lệ.

- Đối với các phòng, ban chuyên môn cấp huyện và các cơ quan, đơn vị ngành dọc cấp huyện quản lý lĩnh vực mà công chức cấp xã phụ trách khi đánh giá công chức cấp xã cần phải công tâm, khách quan, phải lấy tiêu chí kết quả thực thi công vụ cũng như sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ làm cơ sở để đánh giá; lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chính để đánh giá năng lực của công chức một cách cụ thể, khoa học, chính xác.

- Đối với tập thể tham gia đánh giá công chức cấp xã cần nâng cao tinh thần phê và tự phê, phải nhận thức rõ đây không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mình mà còn là trách nhiệm của cả tổ chức. Cần tăng cường trách nhiệm trong tham gia góp ý cho đồng nghiệp một cách khách quan, chân thành và thẳng thắn. Mỗi ý kiến góp ý chân tình, khách quan sẽ giúp cho công chức cấp xã được đánh giá hoàn thiện mình hơn; vì vậy phải tạo điều kiện để phát huy vai trò của chủ thể này trong đánh giá công chức cấp xã.

- Đối với nhân dân đã và nếu được tham gia vào đánh giá công chức cấp xã cũng phải nhận thức rõ đây không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mình mà còn là trách nhiệm của xã hội giao phó, mình đánh giá đúng thực chất công chức thì sẽ góp phần vào xây dựng nền hành chính theo hướng dân chủ, trong

sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại và hoạt động hiệu quả. Vì vậy, khi đánh giá, cần phải thể hiện tính khách quan, công tâm trong đánh giá, tránh bị chi phối bởi các mối quan hệ hay những thông tin dư luận.

Bên cạnh đó, cần phải nâng cao trình độ và kỹ năng đánh giá cho người làm công tác đánh giá, cần phải thiết lập một bộ phận phụ trách (có thể phân công kiệm nhiệm) về công tác tham mưu và triển khai đánh giá CC cấp xã để đảm bảo tính chuyên nghiệp, khách quan hơn. Làm cho hoạt động đánh giá công chức thực sự có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ công chức mới trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác đánh giá công chức cấp xã, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trong thời gian vừa qua, luận văn đề xuất 4 quan điểm và 8 nhóm giải pháp nhằm nâng cao công tác đánh giá công chức cấp xã trong thời gian tới: Hoàn thiện các quy định, hướng dẫn đánh giá công chức để hướng dẫn đánh giá công chức cấp xã hàng năm; cụ thể hóa và hoàn thiện nội dung các tiêu chí đánh giá công chức; Triển khai công tác xây dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức đối với công chức cấp xã; sử dụng kết quả đánh giá gắn với thực tiễn công tác quản lý công chức cấp xã; linh hoạt vận dụng các phương pháp đánh giá; mở rộng để người dân tham gia vào đánh giá; Chú trọng tham khảo ý kiến đánh giá của các phòng, ban chuyên môn cấp huyện và các cơ quan, đơn vị; nâng cao trách nhiệm, kỹ năng đánh giá của các chủ thể tham giá đánh giá công chức cấp xã. Các giải pháp có tác động qua lại và hỗ trỡ nhau.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn cải cách bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính quốc gia diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, phẩm chất, năng lực và trình độ của đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CBCC cấp xã nói riêng là nhân tố mang ghĩa quyết định. Thực tế những năm qua cho thấy, đội ngũ CBCC cấp xã với vai trò quan trọng của mình trong việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân địa phương đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo chính trị, an ninh- quốc phòng tại địa phương. Trong suốt hơn 20 năm đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, nhiều lĩnh vực đã được đổi mới, cần có những giải pháp, sáng kiến mới mang lại hiệu quả cho việc xây dựng nền hành chính hiện đại. Một trong những giải pháp xây dựng đội ngũ công chức có chất lượng cao là tăng cường hiệu quả công tác đánh giá công chức. Công tác đánh giá công chức có vai trò quan trọng quyết định tới hiệu quả sử dụng công chức và hiệu quả hoạt động của nền hành chính song trên thực tế công tác đánh giá công chức chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước. Chính vì vậy việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đánh giá công chức trong thời gian tới cần được tiến hành mạnh mẽ hơn nữa góp phần giải quyết những yêu cầu của nền hành chính.

Qua phân tích thực trạng đánh giá CC cấp xã của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về CC cấp xã, đánh giá đội ngũ CC cấp xã. Từ đó, đã đi vào phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đánh giá CC cấp xã của huyện Trùng Khánh trong giai đoạn hiện nay. Trong điều kiện phát triển kinh tế và hội nhập thế giới, thực hiện các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã luôn được huyện Trùng Khánh coi trọng. Vì vậy, để huyện Trùng Khánh có thể hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, theo kịp đà tăng trưởng kinh tế với các địa

phương trên toàn tỉnh, cần có các giải pháp đồng bộ trong việc đánh giá CC cấp xã qua đó nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, công chức, bố trí, sử dụng hợp lý để phát huy ưu điểm của các cá nhân, tạo mọi điều kiện cho công chức cấp xã của huyện Trùng Khánh phát triển, trở thành một thế hệ công chức mới, đủ tâm, tầm và tài để hoàn thành nhiệm vụ mà lãnh đạo và nhân dân giao phó.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Nội vụ (2002), Kiện toàn chính quyền cơ sở và đổi mới chính sách cán bộ cơ sở, Hà Nội.

3. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

4. Bộ Nội vụ (2012), Quyết định số 294/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 về ban hành kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012-2015, Hà Nội.

5. Chính phủ (2005), Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, Hà Nội. 6. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức

danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã,

Hà Nội.

7. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ- CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 quy định những người là công chức, Hà Nội.

8. Chính phủ (2011), Nghịquyết 30c/NQ-CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.

9. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2012 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội.

10. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

11. Chính phủ (2014) ,Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Hà Nội.

12. Chính phủ (2015), Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/5/2015 về Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.

13. Chính phủ (2017), Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.

14. Đoàn Nhân Đạo (2016), “Hoàn thiện tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay”,

Luận án Tiến sĩ Quản lý công, Hà Nội.

15. Hoàng Thị Giang,“Pháp luật về đánh giá công chức và việc xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước tháng 5/2017 16. Nguyễn Thị Hồng Hải (2012), “Đánh giá thực thi công vụ nhằm đảm bảo

hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 12.

17. Tạ Ngọc Hải, “Bàn về tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức” đăng trên Tạp chí tổ chức nhà nước số tháng 01/2016.

18. Nguyễn Ngọc Hiến (2002), Hoàn thiện phương pháp đánh giá cán bộ, công chức hàng năm”, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Hành chính Quốc gia.

19. Đặng Thị Hồng Hoa: “Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay”, Tạp chí cộng sản tháng 7/2016.

20. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Hữu (2017), Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh

Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Huyện ủy Trùng Khánh (2015), Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ

24. Nguyễn Thị Phương Lan (2015) với đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước”, Luận án Tiến sĩ

25. Nguyễn Văn Mạnh (1999), "Thực trạng và giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động của Chính quyền cơ sở trong cải cách hành chính",Tạp chí Lý luận. 26. Hà Quang Ngọc (2011), Đổi mới phương pháp đánh giá công chức trong

các cơ quan hành chính nhà nước, Đề tài khoa học cấp bộ.

27. Tạ Quang Ngọc, (2013), Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.

28. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008, Hà Nội.

29. Quốc hội (2012), Bộ Luật Lao động, Hà Nội.

30. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

31. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

32. Thang Văn Phúc (2004), Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, NXB Chính trịquốc gia, Hà Nội.

33. Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương (2005), sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trịquốc gia, HàNội. 34. Hạ Thu Quyên (2010) “Về vấn đề đánh giá thực thi trong công vụ”, Tạp

chí Tổ chức nhà nước số tháng 5/2010

35. Đào Thị Thanh Thủy (2010), Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước số tháng 12/2010.

36. Đào Thị Thanh Thủy (2015),“Đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ”, Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Hà Nội;

37. Đinh Thị Minh Tuyết - Trịnh Văn Khánh (2011), "Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã", Tạp chí Quản lý nhà nước Học viện hành chính, số 3.

38. Nguyễn Minh Sản (2009), Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

39. Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, địa chỉ: http://www.caobang.gov.vn.

40. Nguyễn Hữu Tám (2005): “Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức phường trong giai đoạn đến năm 2010”, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia.

41. Lê Quang Thạch (2013), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn các xã, thị trấn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.

42. Phạm Tất Thắng (2010) “Những đổi mới trong quy chế đánh giá cán bộ, công chức” của tác giả trên Tạp chí quản lý nhà nước số 8/2010.

43. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, NXB Chính trịquốc gia, Hà Nội.

44. Nguyễn Thế Trung, “Đánh giá và sử dụng cán bộ trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước tháng 5/2016.

45. Tỉnh ủy Cao Bằng (2016), Chương trình 12-CTr/TU ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, lãnh đạo, quản lý trẻ giai đoạn 2016-2020, Cao Bằng.

46. Tỉnh ủy Cao Bằng (2012), Đề án số 03-ĐA-TU về “Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở giai đoạn 2012-2015”, Cao Bằng.

47. Tỉnh ủy Cao Bằng (2016), Đề án số 02-ĐA/TU ngày 14 tháng 9 năm 2016 của về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng lãnh đạo, quản lý đối với đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý trẻ giai đoạn 2016-2020, Cao Bằng;

48. Tỉnh ủy Cao Bằng (2016), Đề án số 03-ĐA/TU ngày 19 tháng 9 năm 2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về đào tạo lý luận chính trị đối với đội ngũ

cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, cán bộ nguồn lãnh đạo, quản lý trẻ giai đoạn 2016-2020;

49. UBND huyện Trùng Khánh, Báo cáo chất lượng đội ngũ công chức toàn huyện có mặt đến ngày 31/12/2013, Trùng Khánh.

50. BND huyện Trùng Khánh, Báo cáo chất lượng đội ngũ công chức toàn huyện có mặt đến ngày 31/12/2014, Trùng Khánh.

51. UBND huyện Trùng Khánh, Báo cáo chất lượng đội ngũ công chức toàn huyện có mặt đến ngày 31/12/2015, Trùng Khánh.

52. UBND huyện Trùng Khánh, Báo cáo chất lượng đội ngũ công chức toàn huyện có mặt đến ngày 31/12/2016, Trùng Khánh.

53.UBND huyện Trùng Khánh, Báo cáo chất lượng đội ngũ công chức toàn huyện có mặt đến ngày 31/12/2017, Trùng Khánh.

54. UBND tỉnh Cao Bằng (2013), Kế hoạch số 2432/KH-UBND ngày 03

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 109 - 122)