Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Trùng Khánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 63 - 72)

2.2. Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của

2.2.2. Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã huyện Trùng Khánh

2.2.2.1. Về năng lực chuyên môn

Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã của huyện Trùng Khánh đã được nâng

cao đáng kể. Đến năm 2017, không có công chức có trình độ chuyên môn sơ cấp, Trung cấp chuyên nghiệp chiếm 64,39%, Cao đẳng chiếm 3,41%, Đại học chiếm 32,20%. Tỷ lệ công chức có trình độ trung cấp còn cao là do hệ quả trước đây để lại, một số chức danh bán chuyên trách, hợp đồng nên ưu tiên tuyển dụng một số đối tượng con em địa phương không có chuyên môn, nghiệp vụ. Kể từ khi Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ra đời bổ sung thêm một số chức danh công chức chuyên môn nên ưu tiên xét tuyển dụng các đối tượng này vào biên chế. Sau đó đội ngũ công chức này mới đi học các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.

Bảng 2.5. Thực trạng công chức theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ năm 2013 đến năm 2017

TT Trình độ chuyên môn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Sau đại học 0 0 0 0 0 2 Đại học 6 9 49 56 66 3 Cao đẳng 0 1 12 15 7 4 Trung cấp 149 155 147 126 132 5 Sơ cấp 18 18 1 1 0 Tổng 173 183 209 198 205

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Trùng Khánh)

Từ kết quả Bảng 2.5 cho thấy, số lượng công chức có trình độ chuyên môn đại học năm 2013 là 6, năm 2014 là 9, thì đến năm 2017 số lượng công chức có trình độ chuyên môn đại học tăng mạnh về số lượng là 66, giá trị tăng tuyệt đối so với năm 2010 là 60, tỷ lệ tăng gấp 11 lần. Số lượng cán bộ trình độ cao đẳng năm 2017 tăng so với năm 2013 là 7 người, số lượng cán bộ trình

độ trung cấp giảm qua các năm khi mà số lượng cán bộ trình độ trung cấp năm 2013 là 149 thì đến năm 2017 chỉ còn là 132. Cán bộ trình độ sơ cấp cũng giảm qua các năm đến năm 2016 và năm 2017 không có công chức có trình độ chuyên môn sơ cấp.

Có được sự thay đổi trình độ công chức cấp xã trong giai đoạn 2013- 2017 như trên là do được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác đào tạo, tuyển dụng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc Ban hành Quy chế tuyển dụng công chức, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và chính sách hỗ trợ với công chức xã chưa đạt chuẩn; sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã chưa đạt chuẩn và sự tạo điều kiện của các xã, thị trấn đối với các công chức xã trong quá trình đi học.

So với tiêu chuẩn quy định: Đến thời điểm 2017, theo quy định tiêu chuẩn tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn và Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành quy định tiêu chuẩn cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thì số lượng công chức chuyên môn cấp xã đều đạt tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.

Tuy nhiên không có cán bộ công chức trình độ chuyên môn sau đại học qua các năm từ năm 2013 đến năm 2017 là một vấn đề còn hạn chế trong trình độ chuyên môn của công chức trên địa bàn huyện.

Để ngày càng nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, đòi hỏi phải có sự nỗ của toàn bộ hệ thống chính trị của huyện, sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, và sự phấn đấu cố gắng của cán bộ công chức cấp xã trong việc học tập bồi dưỡng để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền hành chính cơ sở, của sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

2.2.2.2. Về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, đạo đức, lối sống

- Về trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học

Bảng 2.6. Thực trạng công chức đạt chuẩn theo trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học từ năm 2013 - 2017

TT Tiêu chuẩn 2013 2015 2017 Số Tỷ lệ (%) Số Tỷ lệ (%) Số Tỷ lệ (%)

lượng lượng lượng

1 Lý luận chính trị 92 53,18 105 50,24 129 62,93

2 Quản lý nhà nước 79 45,66 107 51,2 114 55,56

3 Ngoại ngữ 21 12,14 41 19,61 56 27,31

4 Tin học 32 18,5 51 24,40 148 72,20

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Trùng Khánh)

Qua số liệu Bảng 2.6 ta thấy, tỷ lệ công chức có trình độ lý luận đạt chuẩn (từ sơ cấp trở lên) từ năm 2013 đến năm 2017 chiếm khoảng 62,93% tổng số công chức xã. Giá trị tuyệt đối tăng 37 công chức đạt chuẩn trình độ lý luận chính trị. Số lượng tăng thêm này còn ít so với tỉ lệ gần 37% tổng số công chức chưa đạt chuẩn về lý luận chính trị. Đối tượng chủ yếu được cử đi đào tạo là những người công chức quan trọng, nằm trong quy hoạch trở thành cán bộ chủ chốt ở địa phương như trưởng công an xã, tài chính - kế toán, văn phòng - thống kê.... Trong điều kiện một tỉnh miền núi, biên giới luôn tiềm ẩn những nhân tố gây bất ổn chính trị, các thế lực thù địch ra sức chống phá, nhưng trình độ lý luận chính trị của công chức còn thấp.Trong thời gian tới ngoài những

người này cần phải có thêm các vị trí công chức xã khác tham gia học tập, cố gắng đạt chuẩn về lý luận chính trị từ sơ cấp để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao trong thời gian tới. Từ đó xây dựng đội ngũ công chức xã có năng lực, được đào tạo đạt chuẩn, đảm bảo kế cận trong thời gian tới.

Tỷ lệ công chức đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nước vẫn còn thấp, trong 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017 tỷ lệ này dao động từ 45% đến 46%, số lượng công chức đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nước trong giai đoạn này là 114 công chức đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nước. Việc bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước rất quan trọng đối với đội ngũ công chức, bởi vì sau khi được tuyển dụng vào công chức thì công chức phải trải qua lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà nước để làm quen với công việc sẽ đảm nhiệm trong cơ quan nhà nước ở địa phương, đồng thời tích lũy các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính.

Số lượng công chức đạt chuẩn ngoại ngữ và tin học tăng qua các năm từ năm 2013 đến năm 2017. Số lượng công chức đạt chuẩn về ngoại ngữ năm 2013 là 21 thì đến năm 2017 con số này 56 tăng thêm 35 công chức đạt chuẩn ngoại ngữ. Tuy nhiên tỷ lệ công chức đạt chuẩn về ngoại ngữ chỉ chiếm 27,31% tổng số công chức xã, chủ yếu số lượng tăng thêm là những công chức xã được tuyển dụng mới theo Quyết định số 46/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc Ban hành Quy chế tuyển dụng công chức, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và chính sách hỗ trợ với công chức xã chưa đạt chuẩn. Tỷ lệ này còn thấp một phần do tính chất công việc ít sử dụng ngoại ngữ.

Số lượng công chức đạt chuẩn về tin học năm 2013 là 32 thì đến năm 2017 con số này là 148 chiếm tỷ lệ 72,20%. Sự tăng lên về số lượng cán bộ công chức đạt chuẩn về tin học giúp đáp ứng được nhu cầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước.

Tuy nhiên, trình độ tin học và ngoại ngữ vẫn rất thấp so với yêu cầu hiện nay, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ta có thể thấy khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật và đổi mới của CBCC các xã vùng cao còn rất yếu. Để có thể nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ cho đội ngũ này cần phải có sự quan tâm thích đáng của Đảng và Nhà nước, bên cạnh đó chính những công chức cũng phải chủ động học hỏi, tiếp nhận thêm những kiến thức mới để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu công việc được giao.

Đồng thời, do đặc điểm số lượng công chức phần lớn là người dân tộc thiểu số, nên khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc chiếm tỷ lệ lớn. Đây là ưu điểm giúp đội ngũ công chức làm việc với người dân tại địa phương thuận lợi hơn.

- Về phẩm chất chính trị.

Với 120 người vào Đảng chiếm tỷ lệ 58,54% (trên tổng số 25 công chức); với người chưa vào Đảng là 85 chiếm tỷ lệ 41,46%. Đây là một tỷ lệ chưa cao, các công chức cần nỗ lực, cố gắng rèn luyện, công tác cũng như sự nhận thức, giác ngộ lý tưởng cách mạng đúng đắn của đội ngũ công chức xã.

Bảng 2.7. Thực trạng công chức là đảng viên năm 2017

TT Đối tượng Số lượng công chức

(người) Tỷ lệ (%) 1 Đảng viên 120 58,54 2 Chưa vào Đảng 85 41,46 Tổng số 205 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Trùng Khánh)

- Về đạo đức lối sống

Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là một trong những lực lượng nòng cốt của chính quyền cấp xã. Vì vậy, yêu cầu của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

phải có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt. Điều này được thể hiện ở thái độ cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nhiệt tình với công việc, tận tụy với nhân dân, có ý thức tổ chức kỷ luật công tác tốt. Người cán bộ cần phải trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân và được nhân dân tín nhiệm.

2.2.2.3. Về chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao

Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức của UBND huyện Trùng Khánh, các xã, thị trấn đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân loại đối với đội ngũ công chức cấp xã và tổng hợp kết quả, phân loại hoàn thành nhiệm vụ đối với công chức cấp xã, với các mức đánh giá: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực còn hạn chế, không hoàn thành nhiệm vụ và đề nghị tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện cho công chức xã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá, phân loại công chức từ năm 2013-2017

Năm

Mức độ phân loại đánh giá Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành/hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực Không hoàn Thành nhiệm vụ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2013 34 20,12 106 62,72 24 12,24 5 4,92 2014 61 33,33 103 56,28 18 9,84 1 0.55 2015 0 0 180 87,38 23 11,17 3 1,45 2016 0 0 188 94,95 10 5,05 0 0

2017 0 0 181 88,29 21 10,24 3 1,47

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Trùng Khánh) Qua bảng 2.8 ta thấy kết quả phân loại, đánh giá của các xã đội ngũ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ năm 2015 đến năm 2017 là không có do thực hiện Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/5/2015 của Chính phủ về Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức thì một trong những tiêu chí để xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là phải có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận. Do đó không có công chức nào được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ năm 2015 đến 2017 do không có công trình khoa học hoặc sáng kiến. Số công chức được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2017 là 181 người, tăng 75 người so với năm 2013; hoàn thành nhiệm vụ/hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực giảm từ 24 người năm 2013 xuống còn 10 người năm 2016 và 21 người năm 2017; không hoàn thành nhiệm vụ 3 người.

2.2.2.4. Về kỹ năng của đội ngũ công chức cấp xã huyện Trùng Khánh

Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, đội ngũ CC cấp xã đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng nghề nghiệp. Thực tế cho thấy không phải bất cứ CC nào được đào tạo cũng có khả năng thực hiện tốt công việc được giao.

Đội ngũ CC cấp xã tại huyện Trùng Khánh còn yếu về các kỹ năng nghề nghiệp chung, kỹ năng cơ bản cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao. Qua khảo sát tỷ lệ sử dụng chưa thành thạo kỹ năng giao tiếp là 32%; tỷ lệ sử dụng chưa thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản là 37%; đặc biệt tỷ lệ sử dụng chưa thành thạo kỹ năng sử dụng máy tính là 35% mặc dù tỷ lệ CC có chứng chỉ tin học là 72,2% (năm 2017). Một số CC cấp xã không có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin, máy tính, Internet vẫn chỉ làm việc theo phương thức hành chính giấy tờ truyền thống. Một khi cấp cơ sở không thể

tin học hóa được thì rất khó có thể xây dựng được mô hình chính quyền điện tử từ cấp trung ương tới địa phương.

Đối với đội ngũ CC cấp xã của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng do một số trưởng thành từ thôn, xóm, tổ dân phố và những người có tiếng nói trong nhân dân các xã, vì thế họ có những kỹ năng thuyết phục người dân rất riêng nhưng cũng rất hiệu quả. Đa số họ là những người dân tộc thiểu số, bởi vậy họ đại diện cho tiếng nói, thể hiện được đúng những mong muốn, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời những CC là người dân tộc thì còn có lợi thế về ngôn ngữ, họ có thể nói được tiếng dân tộc nên khả năng truyền đạt, chỉ đạo và tổ chức thực hiện những công việc của cấp trên giao cho xã tốt hơn. Đồng thời, một số là những người có tiếng nói trong nhân dân nên có được độ tin tưởng cao đối với nhân dân.

Nhưng để đem lại hiệu quả công việc thì cần phải nâng cao kỹ năng về nghiệp vụ chuyên môn. Hiện nay, đội ngũ CC cấp xã huyện Trùng Khánh gặp khá nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do thiếu kỹ năng, phương pháp làm việc, khả năng tư duy độc lập hạn chế, ít được tham gia các khóa đào tạo, kết quả là khi triển khai thực thi công vụ nhiều CC còn lúng túng.

Nhìn chung, chất lượng công chức xã trên địa bàn huyện Trùng Khánh từng bước được củng cố và kiện toàn; các chức danh được sắp xếp ổn định và phát huy tác dụng. Hoạt động quản lý, điều hành của UBND cấp xã tiến bộ rõ rệt, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, chế độ chính sách đối với công chức cấp xã được cải thiện từng bước theo hướng đổi mới.

Tuy nhiên, qua chất lượng mọi mặt như đã phân tích trên đây cho thấy công chức cấp xã đã được đào tạo cơ bản và có hệ thống, tuy nhiên về mặt quản lý nhà nước chưa được đào tạo nên ảnh hưởng đến năng lực công tác của công chức cấp xã và chưa theo kịp để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Một số công chức có kinh nghiệm công tác, trình độ học vấn và chuyên môn không đồng đều, còn thiếu và yếu về nhiều mặt. Nhiều người vừa phải lo

công tác chuyên môn, vừa phải theo học các lớp bổ túc văn hóa và bồi dưỡng nghiệp vụ để đạt chuẩn cán bộ, công chức cấp cơ sở. Một số công chức cấp xã còn thiếu sáng tạo trong vận dụng đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để xây dựng nhiệm vụ chính trị của địa phương, nên chưa có những giải pháp mang tính đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 63 - 72)