Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP - Trans Pacific
Partnership) là một văn bản thỏa thuận tự do thương mại được ký kết giữa 12 nước bên bờ Thái Bình Dương. Ngày 4/2/2016, thỏa thuận này được chính thức ký kết tại Aukland, Newzealand, sau 5 năm đàm phán với một lịch sử phức tạp từ ý tưởng của 5 nước ban đầu và sự tham gia của các nước khác. Hiện nay, Hiệp định này đang tiếp tục chờ các quốc gia thành viên của nó phê chuẩn theo tiến trình. Xét về tổng thể, TPP bao gồm 30 chương điều chỉnh nhiều nội dung lớn về thương mại, tài chính, đầu tư, lao động, chống tham nhũng.v.v...
Nhìn chung, TPP mang đầy đủ các nội dung truyền thống của một hiệp định tự do thương mại (FTA - Free Trade Agreement) về mở cửa thị trường. Bên cạnh đó, TPP còn thể hiện tính ưu việt hơn ở chỗ nó còn thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề liên quan tới hoạch định chính sách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phát triển chuỗi
cung cấp và sản xuất giữa các nước thành viên, nâng cao sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và đặc biệt, sự tham gia của xã hội dân sự, trong đó có doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức xã hội được ghi nhận và đảm bảo. Tại mỗi phiên đàm phán, các đối tượng trên có cơ hội trao đổi thông tin, bày tỏ quan điểm và nguyện vọng.
Có thể nói, TPP là một hiệp định có triển vọng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của các nền kinh tế nhỏ và mới nổi như Việt Nam. Nó tác động một cách sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực trọng tâm của đời sống xã hội chứ không riêng gì kinh tế. Thậm chí có thể khẳng định, TPP sẽ có thể định hình quỹ đạo kinh tế, chính trị, và chiến lược của Việt Nam trong những năm tới thông qua những hành động cụ thể của chính chúng ta khi đối mặt với cơ hội và thách thức của hiệp định này.150Chỉ riêng nhờ vào TPP, chúng ta được ước đoán sẽ tăng 10% GDP vào năm 2030 và 30% sản lượng xuất khẩu và đay là mức tăng lớn nhất trong tổng số 12 nước.151