QUYỀN TIẾP CẬN THUỐC VÀ CÁC CÔNG NGHỆ Y TẾ QUA CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRONG TRIPS

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 46 - 50)

CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRONG TRIPS

Như chúng ta đã rõ, thảo luận về tương quan giữa quyền SHTT với quyền con người bắt đầu từ chính những tranh luận về các rào cản được tạo ra bởi hệ thống bảo hộ quyền SHTT thể hiện trong một thỏa thuận quan trọng của WTO - Hiệp định TRIPS 1994 trong tương quan với khả năng tiếp cận các loại thuốc y tế với tính chất là một trong những yếu tố quan trọng của quyền chăm sóc sức khỏe. Bản chất của xung đột thể hiện ở việc quyền SHTT (mà trước hết là hệ thống patent) và tương ứng là những độc quyền phát sinh từ hệ thống này

trong một loạt các trường hợp có thể trở thành những rào cản pháp lý đối với khả năng tiếp cận nêu trên. Sau những nhận thức về mối quan hệ giữa quyền con người với vấn đề bảo hộ quyền SHTT, vấn đề này đã được thảo luận tại những diễn đàn về quyền con người, trong đó nhấn mạnh sự bất cân đối giữa TRIPS và Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá. Trong Công ước có những quy định liên quan tới vấn đề SHTT, trong khi tại TRIPS, các quy định có đề cập tới bảo vệ quyền con người chỉ được thể hiện ở mức độ chung nhất dưới dạng những mục tiêu và nguyên tác được quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Hiệp định. Hai điều này của TRIPS quy định về mục đích và nguyên tắc bảo hộ và thực thi quyền SHTT, trong đó nhấn mạnh mục tiêu của việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ. Việc bảo hộ quyền SHTT cần tuân thủ các nguyên tắc sau: trong việc ban hành hoặc sửa đổi các luật và quy định pháp luật của mình, các quốc gia thành viên có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm vấn đề y tế và dinh dưỡng cho nhân dân, và thúc đẩy lợi ích công cộng trong những lĩnh vực có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và công nghệ của mình, với điều kiện là các biện pháp đó không được trái với các quy định của Hiệp định.175Các quốc gia thành viên có thể cần đến những biện pháp phù hợp, miễn là không trái với các quy định của Hiệp định, để ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền sở hữu trí tuệ bởi những

BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI...

____________________

175.

Về quy định “…với điều kiện là các biện pháp đó không được trái với các quy định của Hiệp định” tại đoạn cuối k. 1 đ. 8 Hiệp định TRIPS, có quan điểm cho rằng: quy định này đồng nghĩa với việc các biện pháp hạn chế quyền SHTT, kể cả vì những mục đích chung, trong đó có vấn đề y tế và dinh dưỡng cho cộng đồng, cũng cần phải thống nhất với vấn đề bảo hộ quyền SHTT. Nói một cách khác, quyền SHTT vẫn được đặt ở vj trí chi phối so với vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Xem: Шугуров М.В. ВТО: права интеллектуальной собственности и право человека на доступ к лекарственным средствам (Шугуров М.В.) Nguồn: http://отрасли-права.рф/article/875

người nắm quyền hoặc ngăn chặn các hành vi gây cản trở hoạt động thương mại một cách bất hợp lý hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chuyển giao công nghệ quốc tế.176

Tiểu ban về quyền con người của Liên Hiệp Quốc (OOH), khi nghiên cứu về ảnh hưởng của các quy định của TRIPS đối với quyền con người đã thể hiện quan điểm của mình trong Bị vong lục năm 2000 như sau: ”Có sự xung đột rõ ràng giữa bảo vệ quyền con người và bảo hộ quyền SHTT trong TRIPS (Tổ chức SHTT thế giới hướng tới các lợi ích của chủ sở hữu sáng chế, do vậy, đã rất thận trọng khi chỉ tuyên bố ở mức độ tương đối thấp về khả năng của những mâu thuẫn tiềm tàng giữa các thỏa ước này). Xung đột này xuất hiện bởi các quy định của TRIPS không thể hiện một cách tương thích tính chất nền tảng và không thể phân chia của quyền của mỗi cá nhân đối trong việc tiếp cận lương thực, quyền sử dụng những thành quả của tiến bộ khoa học - kỹ thuật và những dịch vụ y tế phù hợp”.177 Nhìn chung, có thể đánh giá là TRIPS có tác động trái ngược không chỉ đối với thương mại quốc tế trong lĩnh vực các sản phẩm thuốc mà còn liên quan với nó là hoạt động sản xuất thuốc, hệ lụy là đối với tình trạng của cả hệ thống bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và cuối cùng là với việc bảo đảm quyền con người trong tiếp cận các sản phẩm y tế an toàn và hiệu quả. Những ảnh hưởng tiêu cực này được thể hiện chủ yếu ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, việc thực hiện các quy định của TRIPS hướng tới bảo hộ những phát kiến và công nghệ vì lợi ích của các quốc gia phát triển.

Thứ hai, Hiệp định làm mất đi cơ hội của các thành viên đối với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, trong đó có chiến lược về chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho người dân có tính đến những đặc thù riêng của từng quốc gia.

____________________

176.

Xem: Điều 7 và Điều 8 Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền SHTT 1994 (TRIPS 1994)

177.

Thứ ba, trong Hiệp định thiếu vắng những nguyên tắc xác lập sự cân bằng hợp lý giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ sở hữu sáng chế.

Thứ tư, mức độ ảnh hưởng của Hiệp định TRIPS đối với quyền con người nói chung và quyền đối với chăm sóc sức khỏe, tiếp cận các sản phẩm y tế nói riêng phụ thuộc vào sự tiếp nhận các quy định TRIPS vào hệ thống pháp luật quốc gia trên cơ sở các quy định mang tính chất mềm dẻo của TRIPS.

Các quy định của TRIPS đã đưa ra những quy định mang tính chất tổng hợp để điều chỉnh chế độ pháp lý của sáng chế, bao gồm: các điều kiện bảo hộ sáng chế (Điều 27), những độc quyền cơ bản dành cho chủ sở hữu sáng chế (Điều 28), thời hạn bảo hộ đối với sáng chế (Điều 33) và các quy định có liên quan khác. Đồng thời, TRIPS cũng đưa ra hàng loạt quy định chung cũng như những quy định có liên quan đến từng nội dung cụ thể để các quốc gia thành viên có thể trên cơ sở đó giới hạn quyền SHTT nói chung cũng như độc quyền của chủ sở hữu sáng chế nói riêng. Liên quan đến những quy định cụ thể về sáng chế được đưa ra trong Phần thứ V của TRIPS, các quốc gia thành viên có thể lưu ý một số quy định có thể được vận dụng để làm “mềm hóa” hệ thống bảo hộ sáng chế của mình hướng tới mục đích đảm bảo cho việc thực thi quyền con người đối với chăm sóc sức khỏe. Cụ thể:

- Loại trừ không cấp patent cho những sáng chế cần phải bị cấm khai thác nhằm mục đích thương mại trong lãnh thổ của mình để bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, kể cả để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người và động vật hoặc thực vật hoặc để tránh gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường (theo khoản 2 điều 27 TRIPS).

- Loại trừ không cấp patent cho các phương pháp chẩn đoán bệnh, các phương pháp nội và ngoại khoa để chữa bệnh cho người và động vật (theo Khoản 3 Điều 27 TRIPS).

- Xem xét những ngoại lệ nhất định đối với các độc quyền được cấp trên

cơ sở patent với điều kiện là các ngoại lệ đó không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường patent đó và không làm tổn hại một cách bất hợp lý tới lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu patent, và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba (theo điều 30 TRIPS).178

- Xem xét khả năng cấp li xăng cưỡng chế.

Như vậy, những quy định tại mục V của TRIPS có tính đến những lợi ích công cộng, lợi ích của từng cá nhân trong lĩnh vực hiệu lực của sáng chế. Những độc quyền đối với sáng chế có thể bị hạn chế hoặc thậm chí không công nhận (như trong trường hợp đối với phương pháp chữa bệnh) khi đặt chúng trong tương quan với những lợi ích đáng kể của xã hội nhưng chỉ với điều kiện đồng thời tính đến lợi ích của chủ sở hữu sáng chế. Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận rằng do có sự khác biệt trong trình độ phát triển kinh tế - xã hội nên việc giới hạn quyền SHTT nói chung và đối với sáng chế nói riêng trong TRIPS cũng chưa thể tạo ra những giải pháp, chuẩn mực mang tính cứng rắn phù hợp với mọi quốc gia thành viên của WTO nhằm hướng tới bảo đảm quyền con người đối với việc chăm sóc sức khỏe.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 46 - 50)