BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 41 - 46)

1. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN SHTT ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ VÀ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE

BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI

____________________

165.

Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Một

số văn kiện quốc tế về quyền con người.Hà nội, 2002, tr.201

166.

Nguyễn Dăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng. Giáo trình Lý luận và pháp luật về

quyền con người. NXB Chính trị quốc gia, 2009. Tr. 274.

167.

United Nations Economic and Social Council, Committee on Economic, Social and Cultural Rights. General Comment No. 14. The right to the highest attainable standard of health.

chuyên môn, môi trường và thương mại cũng cần được đánh giá dưới góc độ tác động của chúng lên quyền con người”.168

Tính hiệu quả của hoạt động bảo vệ sức khỏe con người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề cân bằng trong điều chỉnh pháp lý - công cụ cho phép tính đến lợi ích của nhiều chủ thể hoạt động trong lĩnh vực y tế như: người bệnh, các nhà phát triển, sản xuất và phân phối thuốc và các dụng cụ y tế, các cơ sở y tế cũng như các chủ thể khác. Nhiều quy phạm luật công và luật tư, trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực y tế để hướng tới mục tiêu này. Trong bối cảnh các công nghệ hiện đại dùng cho điều trị và phòng ngừa bệnh tật ngày càng có ý nghĩa quan trọng cũng như sự cần thiết phải tạo ra những động lực cho hoạt động sáng tạo, vấn đề về mối liên hệ giữa quyền được bảo vệ sức khỏe và quyền SHTT, đặc biệt là hệ thống sáng chế đã trở lên vô cùng cấp thiết. Sáng chế là một khái niệm nhằm dùng để chỉ những giải pháp kỹ thuật mới do con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong hoạt động lao động, sản xuất của con người. Trong số những giải pháp kỹ thuật được bảo hộ sáng chế có thể có những giải pháp thuộc dạng chất liệu hoặc quy trình có liên quan đến thuốc và các công nghệ y tế. Là một trong những yếu tố cấu thành của hệ thống bảo hộ quyền SHTT, bảo hộ sáng chế là cơ chế cấp độc quyền có thời hạn cho chủ sở hữu sáng chế trên cơ sở đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trên cơ sở sử dụng sáng chế đó. Chủ sở hữu sáng chế có độc quyền khai thác, sử dụng sáng chế với những giới hạn nhất định về thời gian và lãnh thổ. Về nguyên tắc, các hành vi sử dụng sáng chế đang được bảo hộ vì mục đích thương mại tại lãnh thổ được bảo hộ chỉ được thực hiện

____________________

168.

Доклад Комиссии по правам интеллектуальной собственности, инновациям и обще- ственному здравоохранению Всемирной организации здравоохранения "Общественное здравоохранение. Инновации и права интеллектуальной собственности", 2006, ISBN: 9244563231, c.10. Tra cứu tại: http://whqlibdoc.who.int/publications/2006/a88438_rus.pdf

với sự đồng ý của chủ sở hữu, trừ những trường hợp ngoại lệ do pháp luật quy định. Bảo hộ sáng chế là một trong những cơ chế pháp lý hiệu quả nhất trong việc kích thích tạo ra những loại thuốc và công nghệ y tế mới cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất, giá cả và chất lượng thuốc. Thông qua độc quyền có giới hạn về thời gian đối với việc sử dụng sáng chế, Nhà nước tạo ra một động lực mạnh mẽ cho các nhà sáng chế. Trong đó, theo nguyên tắc chung, các chi phí có liên quan đến giá cả cao hơn dành cho người tiêu dùng trả cho độc quyền sáng chế được cấp sẽ được bù đắp lại bởi những lợi ích từ sáng chế.169Tuy nhiên, trên thực tế, điều này ẩn chứa bên trong mâu thuẫn, sự xung đột rõ ràng về lợi ích giữa một bên là người tiêu dùng - những người quan tâm tới thiết bị, công nghệ y tế, phương pháp chữa bệnh chất lượng với giá trị thấp nhất, và một bên là các chủ thể quyền SHTT - những người luôn cố gắng tìm kiếm được lợi nhuận nhiều nhất từ việc sử dụng những độc quyền của mình nhằm bù đắp các khoản chi phí đầu tư vào việc tạo ra những loại thuốc, công nghệ y tế phương pháp chữa trị mới. Dưới góc độ kinh tế, đây là vấn đề của cung và cầu. Nếu như cung và cầu tương ứng với nhau, nếu như người tiêu dùng sẵn sàng mua thuốc và sử dụng những công nghệ y tế theo giá cả hiện hành thì căn cứ để nhà nước can thiệp vào các quan hệ thị trường không tồn tại. Trong trường hợp này, những người sáng tạo có đủ động cơ để tạo ra những sáng chế và người tiêu dùng được tự do thực hiện quyền đối với việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mình. Tình huống sẽ phức tạp hơn khi trên thị trường thiếu vắng nhu cầu có khả năng thanh toán và phần lớn người tiêu dùng không thể cho phép mình mua thuốc hay sử dụng những công nghệ y tế hiện đại do nguyên nhân chi phí cao. Những trường hợp này tương đối phổ biến tại

BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI...

____________________

169.

Gallini N., Scotchmer S. Intellectual Property: When is it Best Incentive Mechanism? // Jaffe A., LernerJ., Stern S. (eds.). Innovation Policy and the Economy. Vol. 2. Cambridge, 2002.

nhiều nước đang phát triển, thậm chí kể cả các nước phát triển.170Sự ảnh hưởng của quyền SHTT đối với quyền con người được thể hiện rõ nét nhất tại các nước đang phát triển trong mối quan hệ liên quan đến tiếp cận sản phẩm y tế với mục đích bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Thực thi quyền con người đối với chăm sóc sức khỏe thể hiện ở việc tiếp cận những sản phẩm thuốc với giá cả phải chăng nhằm phục hồi sức khỏe và những công cụ bảo đảm cuộc sống dài lâu.

Như đã phân tích ở trên, thực thi quyền chăm sóc sức khỏe không chỉ phụ thuộc vào việc có thuốc sẵn sàng cung cấp cho người bệnh trên thị trường hay không mà còn phụ thuộc vào khả năng mua được chúng hay không. Nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ, trước khi TRIPS có hiệu lực đã đưa ra những đạo luật sáng chế mang tính chất tự chủ, trong đó loại trừ việc bảo hộ sáng chế đối với các sản phẩm thuốc. Những sản phẩm thuốc được sản xuất bởi các công ty xuyên quốc gia được đăng ký bảo hộ sáng chế cho những công ty này. Đây là những loại thuốc có hiệu quả chữa trị tốt hơn, những không phù hợp với túi tiền đại đa số người dân tại các quốc gia đang phát triển do có giá thành cao hơn so với những loại thuốc nội được sử dụng trong một thời gian dài để chữa bệnh mà không được bảo hộ sáng chế. Nghiên cứu tình huống về Ấn Độ áp dụng bằng độc quyền sáng chế theo cam kết trong Hiệp định TRIPS, tập trung vào 20 loại thuốc, ước tính giá của các sản phẩm đó tại quốc gia này có thể tăng từ 0 đến 64% với chi phí khoảng 33 triệu USD - tương đương với 3% doanh số bán thuốc tại Ấn Độ.171Theo ý kiến của

____________________

170.

Minh chứng cho điều này là con số: tại các nước đang phát triển, trong đó sinh sống khoảng 80% dân số trên thế giới, lượng thuốc bán được chỉ chiếm 10% tổng lượng thuốc bán ra trên toàn cầu. Xem: Доклад Комиссии по правам интеллектуальной собственности, инновациям и общественному здравоохранению Всемирной организации здравоохра- нения "Общественное здравоохранение. Инновации и права интеллектуальной собст- венности", 2006, ISBN: 9244563231, tr. 15. Tra cứu tại:

http://whqlibdoc.who.int/publications/2006/a88438_rus.pdf.

171.

Tác động của các hiệp định của WTO đối với các nước đang phát triển, tài liệu của Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế và Ủy ban Thương mại Quốc gia Thụy Điển, trang 206.

GS P. Caleta, trong điều kiện thiếu vắng những loại thuốc truyền thống trên thị trường, việc đăng ký sáng chế tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của TRIPS chính là một bước thụt lùi gây tổn hại đến quyền con người đối với chăm sóc sức khỏe. Việc thực thi quyền này sẽ trở nên vô cùng khó khăn khi người bệnh được đề nghị sử dụng các loại thuốc được bảo hộ sáng chế với giá cả không phù hợp với họ.172

Về lý thuyết, hoàn toàn hợp lý khi khẳng định rằng đối với đại đa số quốc gia thành viên của WHO thì quy định tại Khoản 1 Điều 12 Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá: “Quyền của mọi người đạt tới một tiêu chuẩn sức khỏe về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được” được coi là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các quốc gia này.173 Do vậy, WHO hoàn toàn xứng đáng là nghị trường cho việc thảo luận những vấn đề phát sinh về quyền chăm sóc sức khỏe thông qua việc tiếp cận các sản phẩm y tế dưới góc độ hệ thống quyền SHTT. Theo quan điểm của WHO, khái niệm tiếp cận với thuốc chữa bệnh và các kỹ thuật y tế có hai khía cạnh: Thứ nhất là tiếp cận về mặt vật chất và thứ hai là tiếp cận về mặt kinh tế. Hệ quả là việc tiếp cận với các loại thuốc và kỹ thuật y tế an toàn, hiệu quả nhằm bảo đảm sức khỏe là vấn đề mang tính chất tổng hợp có liên quan đến quyền con người, chính sách quốc gia, cơ sở hạ tầng vật chất của xã hội cũng như hàng loạt yếu tố kinh tế.174Đối WHO cũng như các thỏa thuận được thông qua trong khuôn khổ tố chức này, vấn đề bảo vệ quyền con người không còn là xa lạ. Các chủ đề “quyền con người và thương mại”, “thương mại” và ‘’sự phát triển” và bây giờ là vấn đề

BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI...

____________________

172.

В. Мельников. Права человека в эпоху TRIPS. Интеллектуальная собственность. Промышленность собственность. No8, 2009, ст. 39

173.

Hestermeyer H. Human Rights and the WTO: The Case of Patents and Access to Medicines.

Oxford: Oxford University Press, 2008. P. 103.

174.

OOH. Совет по правам человека. Поощрение и защита всех прав человека, граждан- ских, политических, социальных и культурных прав, включая право на развитие. Доклад Специального докладчика по вопросу о праве каждого человека на наивысший достижимый уровень физического и психического здоровья // A/HRC/11/12. 31 March 2009, tr. 15. Tra cứu tại: www.ohchr.org/EN/HRBodies/HRC/.../A_HRC_29_33_RUS.DOCX

“thương mại và sự phát triển bền vững” đang là trọng tâm của những đàm phán thường xuyên theo hướng mô hình hóa quyền của WHO.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các công cụ pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền tiếp cận cần thiết đối với những công cụ y tế và dịch vụ y tế. Vai trò quyết định thuộc về chế độ bảo hộ quyền SHTT đối với sáng chế ở mỗi quốc gia. Chế độ này có thể cứng rắn hay mềm dẻo tùy thuộc vào những yếu tố xã hội, kinh tế, chính trị, v.v... Pháp luật quốc tế cho phép các quốc gia một miền khá rộng cho việc xem xét các vấn đề liên quan đến việc thiết lập chế độ bảo hộ quyền SHTT. Với công cụ là chế độ bảo hộ sáng chế các quốc gia có thể tạo ra động lực mạnh mẽ cho hoạt động tạo ra những sản phẩm thuốc cũng như công nghệ y tế mới nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng của xã hội. Đồng thời hệ thống bằng độc quyền sáng chế cũng sẽ tạo ra những mâu thuẫn về lợi ích đòi hỏi phải được cân bằng một cách hợp lý giữa người dân có nhu cầu chăm sóc sức khỏe với những chủ thể nắm giữ độc quyền sử dụng sáng chế. Điều này có thể được minh chứng bằng cả quá trình thảo luận các vấn đề về sức khỏe cộng đồng và quyền SHTT trong khuôn khổ WHO và quá trình hình thành, phát triển những quy định về bảo hộ sáng chế trong TRIPS cũng như các hiệp định thương mại thế hệ mới gần đây.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 41 - 46)