Đối với hàng hóa xuất khẩu của EU vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 74 - 77)

II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ

1. Thỏa thuận cơ bản:

2.2. Đối với hàng hóa xuất khẩu của EU vào Việt Nam

Việt Nam tuy đã phát triển công nghiệp cơ khí nhưng đa phần vẫn nhập khẩu linh kiện và lắp ráp ô tô, điều hòa... Nhiều mặt hàng trong lĩnh vực y tế chưa sản xuất được. Bởi vậy thỏa thuận về không đánh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng của EU vào Việt Nam hỗ trợ cho người tiêu dùng Việt Nam được sử dụng hàng hóa với giá rẻ. Hiện nay, cam kết của Việt Nam đối với các mặt hàng chính202là:

(i) Ô tô, xe máy: Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ 9 tới 10 năm; riêng xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3 có lộ

____________________

201.

Tham khảo : “Kết quả đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữ Việt Nam và EU (Hiệp định EVFTA), Vụ Chính sách Đa biên, Bộ Công thương, ngày 7/8/2015, tải từ http://www.moit.gov.vn.

201.

Xem thêm EU tariff Schedule. Chapter Texts and Associated Annexes: trong Toàn văn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) Toàn văn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), tải từ http://www.trungtamWTO.vn.

trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7 năm, Xe máy với động cơ trên 150cc sẽ được dỡ thuế quan sau 7 năm, trong khi thuế suất với ô tô nhập khẩu sẽ được xóa bỏ sau 10 năm, trừ loại có động cơ lớn hơn 3.000 cc (với động cơ xăng) hoặc lớn hơn 2.500 cc (với động cơ diesel) sẽ được dỡ thuế quan sớm hơn 1 năm. Linh kiện ô tô được miễn thuế quan sau 7 năm203.

(ii) Sản phẩm nông nghiệp như rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà: Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm. Thỏa thuận này gây áp lực lớn cho ngành công nghiệp thực phẩm và chăn nuôi của Việt Nam. Sự tác động của Hiệp định buộc doanh nghiệp Việt Nam lại phải tìm đường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sang các nước. Trong điều kiện hiện nay, chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp gia tăng, điều kiện nhập khẩu và EU khắt khe về an toàn thực phẩm thì việc mở cửa thị trường của Việt Nam cho sản phẩm nông nghiệp của EU buộc doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế về an toàn thực phẩm trong xuất khẩu cũng như cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa. Theo đó có thể thấy rằng, hội nhập quốc tế nhìn từ thực hiện EVFTA nói riêng và FTA nói chung là góp phần bảo đảm quyền con người về tính mạng sức khỏe trong tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

3. Nhận xét

3.1 Luật Thuế xuất khẩu nhập khẩu đã được sửa đổi vào tháng 4/2016 nhưng cần phải quy định chi tiết về biểu thuế để thực hiện Hiệp định EVFTA, đồng thời phải được phổ biến và tạo ra cơ hội dễ dàng tiếp cận kinh doanh cho các doanh nghiệp và cá nhân.

3.2 Đa số các mặt hàng nhập khẩu của EU vào Việt Nam bị cắt giảm thuế và với mức thuế suất tối thiểu là 0% làm ảnh hưởng đến khả năng tạo nguồn thu ngân sách nhà nước từ áp dụng Luật Thuế

BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU...

____________________

203.

Tham khảo bài của Phương Dung : “ Thuế nhập khẩu ô tô từ EU về 0% sau 9 - 10 năm ký kết FTA”, tải từ http.dantri.vn ngày, 02/02/2016.

xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, hiệu quả có thực khuyến khích tiêu dùng hàng hóa và điều chỉnh hợp lý giá cả cho người tiêu dùng hay không còn là vấn đề cần phải xem xét để điều chỉnh tổng thể cùng với các Luật Thuế tiêu dùng khác (Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt).

3.3 Bảo đảm quyền kinh doanh xuất khẩu cũng chính là hỗ trợ cho doanh nghiệp, nông dân tạo ra công ăn việc làm. Giảm thuế xuất và đưa thuế suất xuống 0% giúp cho sản phẩm Việt Nam bán giá rẻ tại thị trường EU, tuy nhiên, các chi phí phát sinh đầu vào, chi phí vận chuyển... đưa vào giá thành sản phẩm tăng cao cũng như sự chưa quen tiêu dùng sản phẩm Việt Nam của người dân EU khiến cho kỳ vọng dùng hàng Việt Nam đại trà là khó khăn. Bởi vậy, đối với các ngành công nghiệp sản xuất xuất khẩu chính vào EU cần được phát huy, Nhà nước cần có hỗ trợ cần thiết để doanh nghiệp, người nông dân, thợ thủ công đứng vững trên thương trường.

3.4 Hội nhập sâu rộng bằng ký các thỏa thuận đa phương và song phương thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu cũng chính là giúp cho doanh nghiệp và người nông dân có trách nhiệm hơn đối với các sản phẩm cung cấp vào thị trường nội địa. Mục đích cuối cùng của thương mại hóa, quốc tế hóa cũng là nhằm mục đích bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Bởi vậy, nội dung của Hiệp định cần được dịch thuật, giải thích và hướng dẫn tới mọi doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh và người dân nói chung hiểu và áp dụng được.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 74 - 77)