Mang bản chất là một hiệp định kinh tế, vấn đề tự do lập hội không được TPP đề cập một cách rộng rãi như các công ước quốc tế về nhân quyền mà chủ yếu gắn liền với một góc độ của kinh tế đó là lao động. Cụ thể, tại Chương số 19 về Lao động, Điều 3 có quy định:
"Quyền lao động
1. Các bên sẽ thông qua và duy trì trong các đạo luật cũng như quy định và thực tiễn của mình các quyền sau đây như đã được nêu trong Tuyên bố ILO:
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) VÀ VẤN ĐỀ QUYỀN LẬP HỘI Ở VIỆT NAM
____________________
150.
Le Hong Hiep, "The TPP’s Impact on Vietnam: A Preliminary Assessment", ISEAS Perspective, No. 63 Issue. 2015, 04/11/2015. Nguyên văn: "How Vietnam will capitalize upon the
opportunities and handle the challenges may shape the country's economic, political and strategic tra- jectory for years to come."
151.
a. Tự do lập hội và công nhận một cách thực chất quyền thương lượng tập thể."152
Như vậy, đơn thuần quy định này là sự khẳng định lại những cam kết đã được nêu trong Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 1998. Để thấy rõ hơn những nội dung của quyền tự do lập hội được TPP nói tới, chúng ta cần phải tham khảo một văn bản được coi là hiệp định biên của TPP đó là Bản Kế hoạch Đẩy mạnh Quan hệ
Thương mại và Lao động giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (United States-Viet
Nam Plan for the Enhancement of Trade and Labour Relations)153. Trọng tâm của vấn đề tự do lập hội được đề cập trong Bản Kế hoạch này đó chính là hội, hay tổ chức của người lao động, hoặc có thể gọi là công đoàn, nghiệp đoàn.
Theo đó, 5 nguyên tắc về quyền công đoàn với Việt Nam trong TPP gồm: quyền tự do tham gia công đoàn của công nhân, quyền tự quản của công đoàn, tự chủ trong việc nhận đại diện của công đoàn trong các đơn vị không có công đoàn, cán bộ công đoàn được lựa chọn mang tính đại diện, ngăn chặn giới chủ can thiệp vào hoạt động của công đoàn.
Nói chung, công đoàn với tư cách một dạng đặc thù của hội không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế về nhân quyền. Điều 22 Công ước Quốc tế về Quyền dân sự, chính trị; Điều 8 Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa đều đã nhắc tới vấn đề này. TPP và Bản Kế hoạch nêu trên thực chất là sự đẩy mạnh cam kết và cụ thể hóa bằng những ràng buộc mạnh mẽ hơn giữa các quốc gia.
____________________
152.
Cần lưu ý rằng, trong bản dịch không chính thức của Bộ Công thương đăng tại
tpp.moit.gov.vn, cụm từ trong nguyên bản tiếng Anh "freedom of association" được dịch thành
"tự do liên kết". Ở đây chúng tôi không bình luận về dụng ý của bản dịch nhưng theo quan
điểm chung thì cụm từ đó phải được dịch đúng là "tự do lập hội". Tuy nhiên, các ngôn ngữ
chính thức được sử dụng khi có tranh chấp của văn kiện TPP là tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, nên chúng tôi không dùng cách dịch của Bộ Công thương đăng tải mà dùng cách dịch khoa học được chấp nhận rộng rãi.
153.
Có thể thấy, sự ảnh hưởng của TPP đối với quyền lập hội chỉ tập trung ở vấn đề quyền công đoàn. Vì vậy, chúng ta cần có những tham chiếu tới những chuẩn mực chung về quyền công đoàn theo quan niệm của thế giới để thấy được cách hiểu chính xác về vấn đề này.
Quan niệm cơ bản về quyền công đoàn (trade union/labour union
rights) là quyền của công nhân được tham gia và thiết lập những tổ chức do họ tự mình chọn lựa, mà không cần cấp phép trước154. Như vậy, quan niệm về quyền công đoàn gắn chặt với quan niệm về công đoàn, trong đó, công đoàn là tổ chức tự nguyện, độc lập, do công nhân thành lập và hoạt động vì mục đích của công nhân. Quyền công đoàn là một dạng cơ bản của quyền lập hội, gắn với chủ thể là công nhân. TPP đã đặt ra những cam kết nhằm đưa các quan niệm đó vào Việt Nam, nhằm thúc đẩy hơn nữa quyền tự do lập hội.