MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KHI VIỆT NAM THAM

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 132 - 136)

II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ

4.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KHI VIỆT NAM THAM

TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KHI VIỆT NAM THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

Dường như có một nghịch lý đang diễn ra trong sự tăng trưởng của thương điện tử toàn khối ASEAN và nhu cầu cần có khung pháp

____________________

243.

Nguyễn Hà, Quyền của người tiêu dùng: Bị xâm hại nghiêm trọng, Báo Tiền Phong. Số ra

13/3/20015 tại http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/quyen-cua-nguoi-tieu-dung-bi-xam-hai- nghiem-trong-832514.tpo.

luật chung để điều chỉnh các giao dịch này và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, hàng hóa và dịch vụ được tự do lưu chuyển qua các nước, thương mại điện tử đang phát triển ngày càng mạnh mẽ ở các nước thành viên và xuyên biên giới, nhưng cho đến nay ASEAN vẫn chưa được trang bị những công cụ luật pháp cần thiết và chưa thiết lập được các thiết chế chung hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng. Đứng trước thực trạng này, nếu Việt Nam không có các giải pháp kịp thời để chấn chỉnh lại cơ chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng cho chính công dân của mình trong giao thương trực tuyến khu vực ASEAN, lợi ích của người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước nguy cơ sẽ bị tổn hại nhiều hơn.

Thứ nhất, cần bổ sung sửa đổi các quy định về đặc biệt các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thay thế, về cơ chế đặc thù cho giải quyết tranh chấp trực tuyến đối với thương mại điện tử để đáp ứng yêu cầu giao thương của người tiêu dùng Việt Nam trong thị trường thương mại trực tuyến với các nước ASEAN; trước mắt văn bản này có thể được ban hành dưới hình thức nghị định về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử.

Thứ hai,các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có cơ chế, quy trình phối hợp chặt chẽ để kiểm tra tính hợp pháp của các website giao dịch trực tuyến, trao đổi thông tin nhằm xử lý triệt, nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật. Một mặt, các cơ quan chức năng quản lý thị trường giao dịch trực tuyến cần liên tục cập nhật thông tin, công khai tên các website này để người tiêu dùng và cộng đồng biết và tẩy chay hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp này và để các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc xử lý. Mặt khác, động viên khuyến khích người tiêu dùng, nạn nhân của giao dịch phạm pháp, thông tin cho các cơ quan chức năng biết và có yêu cầu bảo vệ. Để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, luật pháp cũng cần quy định

các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những người đứng đầu các cơ quan này nếu để xảy ra sai phạm trong lĩnh vực mình phụ trách.

Để phối hợp tốt với Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng của ASEAN và các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước, Chính phủ Việt Nam nên thành lập một cơ quan đặc biệt giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam để chủ động kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền của người tiêu dùng, xử lý các vi phạm trong nước và trao đổi thông tin trong khối AEC và quốc tế, có thể là “Ủy ban Nước ngoài về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Việc để cho Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương chịu trách nhiệm toàn bộ về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng hiện đang tỏ ra quá tải, không có hiệu quả.

Thứ ba,cần nâng cao sự phối hợp vai trò chủ động của Vinastas và các tổ chức chính trị-xã hội, xã hôi-nghề nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức dân sự khác trong việc trao đổi thông tin về vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng trong thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng; từ đó tìm ra cách giải quyết và các trợ giúp pháp lý cho người bị vi phạm. Trong bối cảnh hội nhập AEC, Vinastas và các chi nhánh ở các tỉnh thành càng phải chứng tỏ vai trò người bảo vệ đắc lực cho cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam trong việc phát hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các vi phạm. Bản thân các hiệp hội doanh nghiệp có kinh doanh trực tuyến, phải có các quy định rõ ràng trong điều lệ về chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp thành viên nếu các doanh nghiệp này vi phạm quyền của người tiêu dùng.

Thứ tư, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng Việt Nam chính là biện pháp tích cực, hiệu quả và bền vững nhất để bảo vệ chính họ. Các cơ quan chức năng của Nhà nước, Vinastas và các hiệp hội doanh nghiệp cần phối hợp tổ chức những đợt tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua các cộng đồng, tổ chức xã hội, giúp họ có khả năng nhận dạng các websites không an toàn và tự đưa

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KHI VIỆT NAM THAM GIA CỘNG ĐỒNG...

ra quyết định đúng đắn trong giao dịch; đặc biệt việc tập huấn cho người tiêu dùng biết sử dụng cơ chế thông báo thông tin về các vi phạm pháp luật, tẩy chay, khởi kiện tập thể đối với của tổ chức cá nhân bán hàng trực tuyến sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất chống lại các hành vi vi xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng cả ở nông thôn và thành thị cần đươc cung cấp các địa chỉ, đường dây nóng để hướng dẫn cách thức xử lý khi quyền lợi của mình bị xâm hại và yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình. Để làm được như vậy, Vinastas và các tổ chức tham gia cần được hỗ trợ về tài chính và nhân lực pháp lý và kỹ thuật từ Chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp.

5. KẾT LUẬN

Đứng trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trong thương mại điện tử đang là một vấn đề rất cấp thiết cần được Chính phủ các nước thành viên quan tâm sâu sát với các biện pháp mạnh và thực chất hơn nữa. Trong lúc chờ đợi cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trong khối được xây dựng đồng bộ và phát huy sức mạnh, mỗi nước thành viên trong đó có Việt Nam cần chủ động, tiếp tục hoàn thiện về pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của chính đất nước mình. Đây cũng là những chuẩn bị cần thiết để Việt Nam tham gia thành công các thiết chế thương mại tự do khác ở quy mô và trình độ phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 132 - 136)