Về mặt thực tiễn

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 36 - 39)

4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUYỀN LẬP HỘI Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT CỦA TPP

4.2 Về mặt thực tiễn

Có thể thấy, thỏa thuận TPP là một văn bản quan trọng giúp chúng ta tiếp cận gần hơn với những chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Đó chính là điểm khiến TPP trở nên ưu việt hơn so với các FTA thông thường khác. Đối với quyền tự do lập hội, TPP là một yếu tố thúc đẩy việc nhà nước phải nhanh chóng hoàn tất cơ sở pháp lý cho quyền này, chưa kể đến việc thành quả phát triển kinh tế do TPP đem lại sẽ là một động lực lớn khiến cho vai trò của các tổ chức hội ngày càng được thể hiện rõ nét hơn. Việc chấp nhận sự tham gia góp ý của các tổ chức xã hội dân sự vào quá trình đàm phán TPP đã cho thấy điều này. Nhờ vậy, một tương lai đối với các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức dân sự sẽ được mở ra khi tình hình kinh tế ngày càng khả quan hơn nhờ có TPP.

Bên cạnh đó, vấn đề người lao động được phép tổ chức nên những hội độc lập bảo vệ quyền lợi của mình sẽ là sự tạo thành một tác nhân cạnh tranh lành mạnh đối với Công đoàn Việt Nam hiện tại. Thông qua cơ chế cạnh tranh đó, chất lượng của tổ chức công đoàn sẽ

có cơ hội và động lực phát triển nhanh hơn nữa. Đồng thời, quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo một cách bền vững hơn.

Nhưng một vấn đề thực tiễn khác đặt ra đó là liệu sự ra đời của các công đoàn độc lập trong tương lai có dễ dàng được chấp nhận? Theo chúng tôi có nhiều thách thức. Đầu tiên đó là nhận thức về vai trò của Công đoàn ở Việt Nam. Là một nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa, công đoàn không chỉ được coi là một tổ chức đơn thuần mà còn được ghi nhận là một bộ phận của hệ thống chính trị. Điều này khiến cho Công đoàn Việt Nam sau hơn 80 năm thành lập và tồn tại với vị thế độc quyền có thể bị giảm bớt vai trò, ý nghĩa của mình nếu cho phép công đoàn độc lập tồn tại. Bà Cù Thị Hậu, khi còn đương chức

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát biểu: "Ngày

20/10 vừa qua, công đoàn độc lập đã chính thức ra mắt và đưa lên mạng, ngày 29-30/10 này ở Ba Lan cũng sẽ có tổ chức công đoàn ra đời, đối lập với chúng ta. Nếu không giao cho công đoàn cấp trên cơ sở để hướng dẫn, giúp đỡ cho tập thể đại diện của người lao động ở bên dưới mà đình công thì các tổ chức công đoàn này sẽ vào và họ sẽ nắm, lúc bấy giờ chúng ta sẽ tuột tay".160Rõ ràng phát biểu trên cho thấy rằng Công đoàn Việt Nam lo ngại trước khả năng đánh mất vị trí chức năng của mình vào những công đoàn độc lập khác. Một thách thức khác đến từ một nhận thức chính trị rằng, công đoàn độc lập là một chiêu bài diễn biến hòa bình do các tổ chức phản động trong và ngoài nước thúc đẩy để lật đổ chế độ chính trị hiện tại của Việt Nam. Điển hình là quan điểm được trình

bày công khai như sau: "Gần đây, ở nước ta, nhiều tổ chức được mang cái

mũ "độc lập" mọc ra. Nhiều hội, đoàn với điều lệ, mục tiêu, chương trình hoạt động khác nhau nhưng có điểm chung đều là muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xuyên tạc, bóp méo hệ thống chính trị, thành lập các đoàn, hội đối lập với các cơ quan của hệ thống chính trị. Chúng hướng tới nhiều đối tượng khác nhau: Thanh niên, phụ nữ, luật sư,

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) VÀ VẤN ĐỀ QUYỀN LẬP HỘI Ở VIỆT NAM

____________________

160.

nhà văn, nhà báo, công nhân, nông dân với các tên gọi rất mỹ miều: Tập hợp Thanh niên dân chủ, Hội Phụ nữ nhân quyền, Hội Tù nhân lương tâm, Văn đoàn độc lập, Hội Nhà báo độc lập, Công đoàn độc lập..."161

Có thể thấy những khó khăn nhãn tiền của việc thành lập công đoàn theo tinh thần TPP, hay việc thực hiện quyền lập hội của công nhân sẽ gặp phải những trở ngại về ý thức hệ. Tuy nhiên, trong bối cảnh phương tiếp cận dựa trên quyền đang ngày càng được áp dụng rộng rãi, cần thấy rằng, lập hội hay thành lập công đoàn là nhu cầu tự thân của công nhân do đó việc bảo vệ quyền này là hết sức cần thiết.

KẾT LUẬN

TPP là một thỏa thuận đã được trông chờ nhằm thúc đẩy sự hợp tác, hội nhập và kinh tế của khu vực Thái Bình Dương. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà nó mang lại, những điều kiện về nhân quyền, trong đó có quyền lập hội cũng được đặt ra một cách triệt để. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn về những vấn đề được đặt ra để giải quyết chúng trước khi những chế tài của TPP được đưa ra cân nhắc áp dụng.

____________________

161.

Nguyễn Văn Minh, Cảnh giác với liều thuốc dân chủ "hội, đoàn độc lập", báo Quân đội nhân

dân ngày 23/6/2014. Http://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-bin/canh-giac-voi-lieu- thuoc-dan-chu-hoi-doan-doc-lap-448731

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 36 - 39)