II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ
3. HỖ TRỢ, THÚC ĐẨY CƠ HỘI PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THÔNG QUA GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO NGHỀ, CÁC
NGƯỜI LAO ĐỘNG THÔNG QUA GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO NGHỀ, CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
Do tính đa dạng về đặc điểm nguồn nhân lực của Việt Nam: cơ cấu về giới, độ tuổi, trình độ tay nghề, khu vực, điều kiện sinh sống và lao động nên việc tiến hành hỗ trợ, thúc đẩy cơ hội phát triển năng lực, việc làm cho người lao động thông qua giáo dục, đào tạo nghề, các phương tiện truyền thông cùng các hoạt động hợp tác quốc tế là phương án thiết thực, có tính bền vững cao. Nó tạo ra sự tác động đồng bộ, sự chuyển biến về năng lực, ý thức, hành vi đối với tất cả các chủ thể có liên quan trong việc chống lại nạn thất nghiệp. Khi tiến hành phương án này, cần lưu ý một số điểm sau đây:
Giáo dục, đào tạo nghề phải chú trọng tiến hành dựa trên nhu cầu xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp về chất lượng, số lượng nguồn nhân lực. Các cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm cung cấp cho người học những điều xã hội, doanh nghiệp, người lao động cần chứ không phải chỉ cung cấp cho người học những điều mà người dạy có. Phải giáo dục toàn diện cho người học, chuẩn bị cho họ một sự sẵn sàng để tham gia vào lực lượng lao động xã hội, coi trọng giáo dục, đào tạo kỹ
BẢO VỆ QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH...
____________________
226.
năng - thực hành nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm lao động, ý thức tuân thủ các quy tắc, quy trình, tiêu chuẩn trong quá trình tiến hành sản xuất, kiến thức về pháp luật - nhân quyền liên quan trực tiếp đến quyền của người lao động.
Các cơ sở đào tạo phải có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề cho người lao động. Hai bên phải có sự phân công, phối hợp, hỗ trợ nhau trong việc giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp cho người
học. Quá trình đào tạo nghề cho người lao động càng chu đáo, sát thực bao
nhiêu, hiệu quả chống lại nạn thất nghiệp càng cao bấy nhiêu. Phải có quy định pháp luật chặt chẽ, cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc phối hợp với các cơ sở đào tạo trang bị kiến thức, huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải là môi trường đào tạo, thực hành nghề nghiệp cho người lao động khi họ còn đang trong quá trình học nghề. Yêu cầu này không chỉ được đặt ra với doanh nghiệp trong nước mà còn phải được đặt ra với doanh nghiệp nước ngoài khi họ tiến hành hoạt động kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam. Chính phủ, các cơ quan hữu quan phải có những tác động tích cực, đốc thúc các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trên tinh thần thiện chí và thúc đẩy việc bảo đảm nhân quyền khi họ phát triển doanh nghiệp, thương hiệu tại Việt Nam hoặc sử dụng lao động Việt Nam. Chính phủ cần dịch chuyển các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề ra khỏi vùng trung tâm chính trị, về vùng công nghiệp, vùng nông thôn. Mục đích của việc làm này là nhằm tạo sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực được tiếp cận với việc đào tạo nghề một cách rộng rãi, phổ thông hơn. Họ dễ dàng nắm bắt được nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp, có cơ hội được thực hành đều đặn hơn, được tiếp cận thông tin về việc làm, khả năng có việc làm cao hơn sau khi kết
lý, đối tượng thì giáo dục, đào tạo nghề không được co hẹp lại mà càng phải mở rộng sự giáo dục, đào tạo theo chiều hướng tích cực, sát thực, càng phải gần gũi hơn với người lao động và các chủ thể tiếp nhận lao động. Giáo dục phải xâm nhập vào thị trường lao động còn các doanh nghiệp phải can thiệp vào giáo dục.Ký kết các hiệp định thương mại tự do là công việc của chính phủ, chống lại nạn thất nghiệp trước ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do là công việc và bổn phận của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến người lao động đặc biệt là các cơ sở giáo dục, đào tạo. Phải đào tạo và tạo ra môi trường để những người nông dân bị mất ruộng mau chóng thích nghi với công việc mới, có
tác phong công nghiệp, kỷ luật công nghiệp và tư duy thương nghiệp. “Con người đã tập ăn được tất cả những cái gì có thể ăn được thì cũng đã tập sống được trong tất cả những vùng khí hậu khác nhau. Con người sống lan rộng ra đến tất cả những nới nào có thể ở được. Người là một loài động vật duy nhất đã làm được điều đó một cách tự chủ”227. Hãy để con người - người lao động tự chủ chống lại nạn thất
nghiệp. Giáo dục, đào tạo nghề hãy giúp họ có kỹ năng sống, kỹ năng lao động để tự phát huy năng lực sinh tồn. Còn truyền thông cùng với các cơ quan, tổ chức, hoạt động hợp tác quốc tế phải vừa là phương tiện để người lao động chống lại nạn thất nghiệp, bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm, vừa là lực lượng thức tỉnh ý thức sinh tồn đồng hành, dẫn dắt, cung cấp, trang bị thông tin để người lao động thoát khỏi hoặc không bị rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Tóm lại, “phát triển xã hội đòi hỏi phải đảm bảo cho mọi người có quyền làm việc và được tự do lựa chọn việc làm”228. Cho nên, vấn đề bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp cho lao động Việt Nam trước ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do chính là vấn đề bảo vệ quyền con người trên cơ sở đòi hỏi giải quyết hài hòa các xung đột
BẢO VỆ QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH...
____________________
227.
C.Mác và Ph.Ăng - ghen, (2002), Toàn tập, tập 20, Sdd, tr.650.
228.
về lợi ích. Vì thế, nó gắn với trách nhiệm và sự hỗ trợ lẫn nhau của tất cả các chủ thể có liên quan: Nhà nước - xã hội - doanh nghiệp (Việt Nam và nước ngoài) - các cơ quan tổ chức hữu quan (trong nước và quốc tế) - người lao động. Tuy nhiên, xét dưới góc độ nhân quyền, người lao động có quyền đòi hỏi một sự bảo đảm từ tất cả các chủ thể còn lại trong việc tôn trọng bảo vệ quyền được lao động, làm việc của họ trên cơ sở hành động phù hợp với các nội dung, quy định, nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc 1945; Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người 1948 cùng nhiều văn kiện pháp lý quốc tế khác về quyền con người. Thách thức luôn đi liền với cơ hội và là động lực của sự phát triển xã hội. Cần nhìn nhận nguồn lực lao động là tài nguyên quốc gia. Không thể để lãng phí, suy giảm giá trị hoặc bị gạt bỏ cơ hội để nguồn lực này được thực hiện chức năng, vai trò là động lực phát triển xã hội. Tiến hành mở cửa hội nhập để các doanh nghiệp nước ngoài cày xới trên mảnh đất Việt Nam, thì Chính phủ và những người có trách nhiệm nghĩ hộ nhân dân cũng phải biết cách để lao động Việt Nam được làm việc, cùng có lợi trên mảnh đất của quê hương mình. Với vai trò là “là những người quan sát nghiêm khắc của bình đẳng và công lý”229 giới trí thức - đặc biệt là trí thức tinh hoa phải phản biện, giám sát và tư vấn cho Chính phủ, doanh nghiệp, cơ quan tổ chức hữu quan những giải pháp thiết thực nhằm bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, để người lao động Việt Nam được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp.
____________________
229.
John Locke, Khảo luận thứ hai về chính quyền - Chính quyền dân sự, Lê Tuấn Huy dịch và
QUYỀN CỦA CÁC BÊN VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG TPP