QUYỀN LÀM VIỆ C MỘT QUYỀN CON NGƯỜI CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ TRƯỚC CÁC CUỘC CẠNH TRANH KINH TẾ

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 96 - 98)

II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ

1. QUYỀN LÀM VIỆ C MỘT QUYỀN CON NGƯỜI CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ TRƯỚC CÁC CUỘC CẠNH TRANH KINH TẾ

BẢO VỆ TRƯỚC CÁC CUỘC CẠNH TRANH KINH TẾ

Con người là trung tâm của mọi sự phát triển và biến đổi xã hội. Cơ sở để con người có được vị trí trung tâm ấy chính là lao động gắn

liền với các nhu cầu chính đáng của họ. Các nhà kinh tế chính trị khẳng

định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế,... lao động đã sáng tạo ra bản thân con người218. Nhờ lao động, con người sáng tạo ra lịch sử của cá nhân, dân tộc, thời đại, đưa tới sự tăng trưởng về giá trị gia tăng về nhu cầu, sự thành đạt cho bản thân, sự thịnh vượng chung cho cộng đồng, xã hội và toàn thể nhân loại.

Lao động gắn liền với các mục tiêu, nhu cầu chính đáng của con

người. Lao động là phương tiện, cách thức để con người sinh tồn, mưu cầu hạnh phúc, là điều kiện, cơ hội để thỏa mãn, thúc đẩy, phát

triển, hiện thực hóa các quyền, mục tiêu, nhu cầu của con người. Lao động là con đường để mỗi cá nhân giải phóng năng lực bản thân, cộng hưởng giá trị xã hội, từ đó đạt tới và mở rộng sự tự do. Cho nên, lao động là quyền con người, “mọi người đều có quyền

____________________

218.

C.Mác và Ph.Ăng - ghen, (2002), Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

làm việc”219. Lao động của cá nhân, trong tính hiện thực của nó có mối quan hệ khăng khít với lao động xã hội, tạo sự liên kết, phát triển bền vững cộng đồng. Bảo đảm sự phát triển của lao động cá nhân (thông qua đào tạo, tư vấn hỗ trợ, điều tiết, điều phối việc làm) góp phần quan trọng bảo đảm sự ổn định của lao động xã hội. Ngược lại, bảo đảm trật tự về lao động xã hội là môi trường thuận lợi cho mọi sự lao động cá nhân được an toàn.

Khi lao động của cá nhân hòa nhập vào lao động xã hội, nghĩa là

mỗi cá nhân dù muốn hay không đều bắt buộc phải đối mặt với quy

luật cạnh tranh về lao động, việc làm. Sự phát triển không ngừng cúa xã hội, nhân loại, thời đại tạo ra xu thế khách quan tác động trực tiếp tích cực hoặc tiêu cực tới lao động (việc làm) của mỗi cá nhân do những thuận lợi hoặc khó khăn không chỉ gắn liền với mỗi cá nhân mà còn gắn liền với mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc bởi yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, địa lý... Toàn cầu hóa, quốc tế hóa, tự do hội nhập, tự do thương mại... gắn liền với quy luật cạnh tranh tất yếu tạo ra những bước ngoặt rõ rệt cho mỗi cá nhân, cộng đồng trong việc

nỗ lực kiếm tìm giải pháp nhằm bảo đảm quyền tự do lựa chọn nghề

nghiệp, đấu tranh để hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi, bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp220.

Cạnh tranh là quy luật của cuộc sống không chỉ tồn tại trong xã hội loài người mà còn tồn tại trong thế giới động vật. Nhưng cạnh

tranh để bảo đảm cho sự sinh tồn, phát triển của tất thảy mọi cá nhân

phải là sự đòi hỏi bắt buộc của xã hội loài người trong thế giới hiện đại

nhằm bảo vệ con người, duy trì, khẳng định sự khác biệt vượt bậc so với

thế giới loài vật. Nghĩa là, sự cạnh tranh trong thế giới loài người phải

bảo đảm sự tự do của cá nhân này gắn liền và đưa tới sự phát triển an

toàn cho cá nhân khác. Nhờ đó, con người được là CON NGƯỜI,

BẢO VỆ QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH...

____________________

219.

Khoản 1, Điều 23 - Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người, 1948.

220.

được sống một cuộc sống đích thực hạnh phúc xứng đáng với quyền, giá trị thiêng liêng tạo hóa đã ban tặng cho con người, để không một cá nhân nào bị tha hóa, bị gạt ra khỏi bên lề của sự phát triển, “phải chịu nỗi sợ hãi và nghèo khổ cùng cực”, “buộc phải nổi dậy như là một biện pháp cuối cùng nhằm chống lại sự độc tài và áp bức”221.

Vì thế, hỗ trợ con người có khả năng hòa nhập với sự cạnh tranh, dẫn

dắt các cá nhân phát triển an toàn trong sự cạnh tranh chính là vấn đề bảo

đảm quyền con người. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, bảo vệ quyền làm việc chống lại nạn thất nghiệp trước ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do là trực tiếp hạn chế, ngăn cản sự tiêu cực của quy luật cạnh tranh trong vấn đề lao động, việc làm. Nó chống lại nguy cơ cá nhân này bị đẩy vào tệ nạn xã hội, khủng bố, bạo loạn, chính trị bất ổn, bạo lực gia đình, suy giảm đạo đức, trình độ dân trí - văn hóa do không giải quyết được vấn đề an sinh xã hội... Bảo vệ quyền làm việc chống lại nạn thất nghiệp cũng chính là bảo vệ giá trị, nhân phẩm, an ninh con người, tránh mọi tổn thương có thể xảy ra đối với con người, duy trì và bảo vệ quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền phát triển của mỗi cá nhân đồng thời còn đưa tới khả năng bảo đảm quyền, lợi ích của các thế hệ kế tiếp, năng lực cạnh tranh, lợi thế so sánh từ nguồn nhân lực quốc gia.

Như vậy, lao động, làm việc và chống lại nạn thất nghiệp là một quyền con người bắt buộc phải được bảo vệ trước mọi quy luật cạnh tranh và quan hệ hợp tác kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia trên thế giới để con người được sinh tồn và mưu cầu hạnh phúc, xã hội phát triển lành mạnh, thế giới an bình.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)