QUYỀN CỦA CÁC BÊN VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONGTPP

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 111 - 120)

II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ

QUYỀN CỦA CÁC BÊN VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG TPP

QUYỀN CỦA CÁC BÊN VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONGTPP

Bốn là, quyền lựa chọn Tòa án tư pháp. Trường hợp có tranh chấp phát sinh liên quan đến Hiệp định TPP và theo một hiệp định thương mại quốc tế khác mà các Bên tranh chấp là thành viên, bao gồm cả Hiệp định WTO, Bên nguyên đơn có quyền chọn Tòa án tư pháp để giải quyết tranh chấp, theo quy định của Hiệp định.

Vì TPP là “Hiệp định Thương mại...” nên có vai trò rất lớn của các doanh nghiệp và thương nhân. Mỗi Bên ký kết TPP phải cố gắng hết sức khuyến khích và tạo thuận lợi để thực hiện thủ tục trọng tài và các phương tiện giải quyết tranh chấp trong nước thay vì giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các bên tư nhân trong lĩnh vực thương mại tự do. Để đạt được điều đó, mỗi Bên phải quy định các thủ tục thích hợp để bảo đảm tuân thủ các hiệp định để xét xử, công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài đối với vụ việc tranh chấp, đồng thời tuân thủ Công ước năm 1958 của Liên Hiệp Quốc về Công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài.

Cùng với các quy định chung trên đây về quyền và thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Chương 28 của TPP, Hiệp định còn có 27 điều quy định cụ thể về quyền và thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực cụ thể:

Về quyền và thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thực hiện biện pháp vệ sinh và kiểm dịch,Điều 7.8 Chương 7 quy định trong một vụ tranh chấp có liên quan đến các vấn đề khoa học kỹ thuật, Ban Hội thẩm nên tìm lời khuyên từ các chuyên gia được lựa chọn bởi Ban Hội thẩm sau khi tham vấn với các Bên có liên quan đến tranh chấp. Với mục đích này, Ban Hội

thẩm có thể, nếu xét thấy phù hợp, lập một nhóm chuyên gia tư vấn kỹ

thuật, hoặc tham khảo ý kiến các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế có liên quan một cách chủ động hoặc theo yêu cầu của một trong các Bên tranh chấp.

Về quyền và thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia thành viên TPP, Điều 9.17. Chương 9 quy định bên nguyên đơn và bị đơn trước hết phải tìm cách giải quyết thông qua bàn bạc và thương lượng

với nhau, trong đó bao gồm việc áp dụng các thủ tục không ràng buộc các bên hoặc có sự tham gia của bên thứ ba thông qua các trung gian hòa giải. Bên nguyên đơn phải gửi văn bản yêu cầu bàn bạc, tham vấn đến bên bị đơn, trong đó mô tả tóm tắt tình hình liên quan đến biện pháp đang phát sinh tranh chấp. Điều 9.18 quy định nếu một vụ tranh chấp đầu tư đã không được giải quyết trong vòng sáu tháng kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bàn bạc và thương lượng từ bên bị đơn thì bên nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện lên cơ quan tài phán. Khi bên nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện, bên bị đơn có thể nộp hồ sơ phản tố. Điều 9.21 quy định, ngoại trừ trường hợp các bên tranh chấp có thỏa thuận nào khác, thành phần của Hội đồng trọng tài phải bao gồm ba trọng tài viên, trong đó mỗi bên chỉ định một trọng tài viên và trọng tài viên thứ ba đóng vai trò chủ trì quá trình phân xử được chỉ định theo thỏa thuận của các bên tranh chấp. Trong quá trình đưa ra phán quyết cuối cùng, Hội đồng trọng tài có thể ban hành phán quyết đối với toàn bộ vụ kiện hoặc đối với từng khía cạnh riêng lẻ của vụ kiện như: (a) Tiền bồi thường thiệt hại và lãi phát sinh; (b) Hoàn trả lại tài sản. Trong trường hợp này, phán quyết trọng tài quy định bên bị đơn có thể thanh toán tiền bồi thường thiệt hại và lãi phát sinh thay cho việc hoàn trả tài sản.

Hội đồng trọng tài cũng ra phán quyết đối với các chi phí và phí luật sư mà các bênh tranh chấp phải chịu trong quá trình thực hiện thủ tục tố tụng trọng tài, cũng như phải quyết định cách thức và ai sẽ là bên phải thanh toán các chi phí và phí luật sư đó, căn cứ quy định trong Chương 9, Chương 28 và các nguyên tắc trọng tài hiện hành. Phán quyết trọng tài phải bảo đảm rằng không gây phương hại đến quyền mà doanh nghiệp có thể được hưởng theo quy định trong luật pháp của mỗi nước liên quan đến các biện pháp khắc phục trong phán quyết. Không được phép đưa ra các phán quyết buộc bồi thường thiệt hại nhằm mục đích trừng phạt hoặc cảnh cáo. Mỗi Bên tham gia Hiệp định phải quy định việc cưỡng chế thực hiện phán quyết trọng tài trong phạm vi lãnh thổ của nước mình.

Về quyền và thẩm quyền trong tranh chấp liên quan đến đầu tư vào các dịch vụ tài chính:Chương 11 quy định cụ thể tiêu chuẩn hội thẩm viên phù hợp với lĩnh vực cụ thể này. Điều 11.21.quy định ngoài các yêu cầu quy định trong Chương 28 về tiêu chí của hội thẩm viên, trọng tài viên nói chung thì các hội thẩm viên, trọng tài viên tham gia giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này phải có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn về luật pháp hoặc thông lệ liên quan đến các dịch vụ tài chính, kể cả nội quy, quy chế hoạt động của các tổ chức tài chính.

Cơ quan quản lý của Bên bị đơn và Bên của bên nguyên đơn phải nỗ lực thực hiện đúng quy trình ra quyết định một cách trung thực. Bất kỳ quyết định nào ban hành ra phải được truyền đạt kịp thời đến các bên tranh chấp. Quy trình ra quyết định phải ràng buộc thực hiện đối với hội đồng trọng tài và các quyết định hoặc phán quyết của hội đồng trọng tài phải phù hợp với quy trình ra quyết định.

Về quyền và thẩm quyền trong tranh chấp liên quan đến nhập cảnh tạm thời đối với doanh nhân. Điều 12.10 Chương 12 quy định không Bên nào được phép viện lý do là căn cứ vào các quy định giải quyết tranh chấp của Chương 28 để từ chối cấp phép nhập cảnh tạm thời trừ khi: (a) Phát sinh sự việc liên quan đến cơ chế thực hiện; và (b) Các doanh nhân bị ảnh hưởng đã thực hiện hầu hết mọi biện pháp khắc phục hành chính liên quan đến sự việc cụ thể nào đó.

Các biện pháp khắc phục đối với (b) sẽ được xem như đã được vận dụng hết trong trường hợp Bên khác không ban hành quyết định sau cùng đối với sự việc liên quan trong thời hạn hợp lý kể từ sau ngày ban hành quy chế giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng đối với biện pháp khắc phục, bao gồm thủ tục tố tụng đối với trường hợp cần xem xét lại hoặc khiếu nại. Đồng thời việc không ban hành quyết định này không phải do việc trì hoãn từ phía doanh nhân liên quan đến sự việc gây ra.

Về quyền và thẩm quyền trong giải quyết các tranh chấp viễn thông,

điều 13.21 quy định mỗi Bên cần đảm bảo rằng:

(a) Các doanh nghiệp được cầu viện từ một cơ quan quản lý viễn thông hoặc một cơ quan liên quan khác của Bên đó để giải quyết các tranh chấp liên quan tới tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông công cộng; nghĩa vụ liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng; chuyển vùng quốc tế; quy định của các nhà cung cấp chính dịch vụ viễn thông công cộng; bảo vệ tính cạnh tranh; bán lại; phân tách các phần tử mạng của nhà cung cấp chính; kết nối với nhà cung cấp chính; dự phòng và định giá dịch vụ thuê kênh của các nhà cung cấp chính; cho thuê chỗ đặt máy chủ bởi các nhà cung cấp chính; tiếp cận các cực, đường ống, ống dẫn và đường dây thuộc sở hữu và giám sát của nhà cung cấp chính; hệ thống cáp ngầm quốc tế.

(b) Nếu một cơ quan quản lý viễn thông từ chối bắt đầu bất kỳ hành động theo yêu cầu để giải quyết tranh chấp thì cần cung cấp theo yêu cầu một văn bản giải thích cho quyết định của mình trong khoảng thời gian hợp lý;

(c) Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của một Bên khác đã yêu cầu kết nối với một nhà cung cấp chính tại lãnh thổ của Bên có thể tìm kiếm xem xét trong một thời hạn hợp lý và quy định công khai thời gian sau khi các nhà cung cấp yêu cầu kết nối bởi cơ quan quản lý viễn thông để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các điều khoản, điều kiện và tỷ giá cho việc kết nối với nhà cung cấp chính đó.

(d) Các doanh nghiệp có lợi ích được bảo vệ hợp pháp đang bị ảnh hưởng xấu bởi một phán quyết hoặc một quyết định của cơ quan quản lý viễn thông của bên đó có thể khiếu nại hoặc kiến nghị các cơ quan hoặc cơ quan có liên quan khác để xem xét lại phán quyết hoặc quyết định đó. Không Bên nào cho phép việc xin xem xét lại để tạo thành cơ sở cho việc không tuân thủ các phán quyết hoặc quyết định của cơ quan

quản lý viễn thông, trừ khi cơ quan quản lý hoặc cơ quan có liên quan khác ban hành một lệnh rằng việc phán quyết hoặc quyết định không được thi hành trong khi các thủ tục tố tụng đang trong quá trình giải quyết. Một Bên có thể hạn chế những trường hợp mà việc xem xét lại có thể được thực hiện, phù hợp với luật pháp và quy định của mình.

Không Bên nào cho phép việc xin xem xét tư pháp để tạo thành cơ sở cho việc không tuân thủ các phán quyết hoặc quyết định của cơ quan quản lý viễn thông, trừ khi cơ quan tư pháp ban hành một lệnh rằng việc phán quyết hoặc quyết định không được thi hành trong khi các thủ tục tố tụng đang trong quá trình giải quyết.

Về quyền và thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại điện tử: Điều 14.18 của TPP quy định đối với các biện pháp hiện đang áp dụng, Việt Nam không phải tuân thủ theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp quy định tại Chương 28 liên quan đến nghĩa vụ của Việt Nam trong thời hạn hai năm kể từ sau ngày Hiệp định này có hiệu lực tại Việt Nam, đối với các quy định tại Điều 14.4 (Cách thức đối xử không phân biệt đối với các sản phẩm số) và Điều 14.11 (Chuyển giao thông tin xuyên biên giới bằng các phương tiện điện tử) và Điều 14.13 (Địa điểm của hạ tầng công nghệ thông tin).

Về quyền và thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực môi trường: Điều 20.23 quy định bất kể quy định tại Điều 28.14 (Vai trò của các chuyên gia), trong các tranh chấp phát sinh theo Điều 20.17.2 (Bảo tồn và Thương mại) một buổi hội thẩm theo quy định tại Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) có trách nhiệm:

(a) Tìm kiếm khuyến nghị hoặc hỗ trợ kỹ thuật (nếu thích hợp) từ một tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo Công ước CITES để giải quyết các vấn đề cụ thể, và tạo cơ hội cho các Bên tư vấn bình luận về các khuyến nghị hoặc hỗ trợ kỹ thuật nhận được; và

(b) Xem xét các hướng dẫn diễn giải nhận được theo quy định các điểm

(a) Về các vấn đề trong phạm vi thích hợp trong do bản chất và tình trạng của nó trong việc đưa ra các kết luận và quyết định của mình theo Điều 28.17.4 (Báo cáo lần đầu).

Bên khởi xướng giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này cho một vấn đề phát sinh theo Điều 20.3.4 hoặc Điều 20.3.6 (Cam kết chung) sẽ phải xem xét việc duy trì các quy định pháp luật về môi trường tương ứng trong phạm vi pháp luật về môi trường là đối tượng tranh chấp.

Về miễn áp dụng quy định về giải quyết tranh chấp: TPP quy định: Không Bên nào phải áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp theo Điều 28 (Giải quyết tranh chấp) cho các vấn đề phát sinh trong Chương 21 (Hợp tác và nâng cao năng lực), Chương 22 (Tạo thuận lợi trong kinh doanh và năng lực cạnh tranh), Chương 23 (. Phát triển), Chương 24 (Doanh nghiệp vừa và nhỏ), Chương 25 (Sự đồng nhất trong quản lý). Các quy định miễn áp dụng quy định về giải quyết tranh chấp này được thể hiện tại các điều 21.6, 22.5, 23.9, 24.3, 25.1.

Về quyền và thẩm quyền trong tranh chấp liên quan đến sự minh bạch và chống tham nhũng,Điều 26.12 quy định một Bên chỉ có thể dựa vào các quy định nêu tại Điều này và Chương 28 nếu thấy một biện pháp của một Bên khác không phù hợp với các nghĩa vụ ở chương 26 (Minh bạch và chống tham nhũng), hoặc nếu thấy một Bên nào khác không thực hiện hiện nghĩa vụ theo mục này theo hướng ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa hai Bên. Không Bên nào phải dùng đến giải quyết tranh chấp theo quy định tại Điều này hoặc Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) cho bất kỳ vấn đề phát sinh theo Điều 26.9 (Áp dụng và thi hành Luật phòng chống tham nhũng). Các quy định về Tham vấn tại điều 28.5 được áp dụng cho việc tham vấn theo mục này, với những sửa đổi như sau: (a) Một Bên ngoài Bên tham vấn có thể gửi yêu cầu bằng văn bản đến các Bên tham vấn để tham gia vào các cuộc tham vấn, không quá 7 ngày kể từ ngày các yêu cầu tham vấn được gửi đi, nếu thấy rằng thương mại và đầu tư của mình bị ảnh hưởng bởi các

vấn đề cần giải quyết. Cần đính kèm trong yêu cầu của mình giải trình về việc thương mại hoặc đầu tư bị ảnh hưởng bởi các vấn đề cần giải quyết. Bên đó có thể tham gia tham vấn nếu các Bên đồng ý; và (b) Các Bên tư vấn cần đảm bảo các công chức của các cơ quan chống tham nhũng có liên quan của nước mình tham gia vào các cuộc tham vấn.

Các Bên tư vấn cần cố gắng hết sức để tìm một giải pháp thỏa đáng cho các vấn đề, trong đó có thể bao gồm các hoạt động hợp tác hoặc một kế hoạch làm việc thích hợp. Một Bên có thể, theo hệ thống pháp luật của mình, tuân thủ các nghĩa vụ của mình liên quan tới một quy định được đề xuất bằng cách công khai một đề xuất chính sách, tài liệu thảo luận, tóm tắt các quy định hoặc tài liệu khác có đầy đủ chi tiết để thông báo đầy đủ những người quan tâm và các Bên khác về liệu lợi ích thương mại và đầu tư của các Bên có thể bị ảnh hưởng hay không và bị ảnh hưởng như thế nào. Bên không phải là thành viên của Công ước về chống hối lộ công chức nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tế, bao gồm cả phụ lục, được ký kết tại Paris, ngày 21 tháng 11 năm 1997, có thể đáp ứng các nghĩa vụ trong các điểm (a), (b) và (c) bằng cách thiết lập các hành vi phạm tội hình sự được mô tả trong những điểm liên quan tới “trong việc thực hiện nhiệm vụ công chức của mình” thay vì “liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ công chức của mình”. Mỗi Bên có thể quy định trong luật của mình rằng một hành vi không phải là phạm tội nếu lợi ích là được cho phép hoặc theo yêu cầu của các pháp luật hoặc quy định bằng văn bản của quốc gia của một công chức nước ngoài bao gồm cả án lệ. Các Bên có thể xác nhận rằng không tán thành những quy định pháp luật và quy định bằng văn bản đó. Các Bên có thể đáp ứng các cam kết liên quan đến việc thông đồng thông qua khái niệm hiện hành trong hệ thống pháp luật của họ, bao gồm cả Asociación ilícita. Các Bên công nhận rằng các trường hợp cá nhân hoặc các quyết định tùy ý cụ thể liên quan đến việc thi hành luật chống tham nhũng là phản ánh pháp luật của mỗi Bên và các thủ tục pháp lý.

QUYỀN CỦA CÁC BÊN VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG TPP

Về Ủy ban TPP và nhiệm vụ giải quyết tranh chấp. Để quản lý TPP, một Ủy ban TPP được thành lập. Điều 27.2 quy định Ủy ban TPP có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc mẫu về thủ tục cho Toà án trọng tài được quy định tại Điều 28.11.2 và Điều 28.12; sửa đổi nguyên tắc

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 111 - 120)