ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN VỀ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 79 - 88)

II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ

2. VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO MÀ VIỆT NAM ĐÃ VÀ SẮP KÝ KẾT

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN VỀ MÔI TRƯỜNG

____________________

205. Hội nhập quốc tế: Việt Nam chủ động giải quyết vấn đề môi trường. Nguồn:http://cantho.gov.vn/wps/wcm/connect/sotnmt/sub+site/sitemenu/linhvucquanly/moitruong http://cantho.gov.vn/wps/wcm/connect/sotnmt/sub+site/sitemenu/linhvucquanly/moitruong /hoi+nhap+quoc+te+vn+chu+dong+giai+quyet+van+de+moi+truong. Ngày truy cập: 1/6/2016

môi trường ở mức độ cao và thực thi hiệu quả luật pháp về môi trường; tăng cường năng lực của các Bên để giải quyết các vấn đề về môi trường liên quan đến thương mại, bao gồm cả việc thông qua hợp tác. Nhiều lĩnh vực và vấn đề môi trường có liên quan đến thương mại đã được đưa vào thành những nghĩa vụ cam kết mang tính chất ràng buộc và bắt buộc các nước thành viên phải thực thi thông qua việc sử dụng công cụ về kinh tế, cụ thể là việc áp dụng cơ chế tham vấn và cơ chế giải quyết tranh chấp (có áp dụng chế tài thương mại) đối với những vấn đề phát sinh hoặc các tranh chấp về môi trường có liên quan đến thương mại và đầu tư giữa hai hay nhiều Bên. Bên cạnh đó, cũng có những điều khoản nhằm tăng tính minh bạch và tính nghiêm túc trong việc thực thi các nghĩa vụ của Chương, cụ thể là nghĩa vụ phải tạo điều kiện cho công chúng được tham gia trong quá trình thực hiện; nghĩa vụ về chia sẻ và công khai thông tin liên quan đến việc thực hiện và nghĩa vụ khuyến khích, cho phép công chúng được tham gia giám sát quá trình thực thi các cam kết về môi trường.

Cụ thể, Hiệp định đưa ra các cam kết và nghĩa vụ về môi trường như sau:

Về chính sách và pháp luật trong nước về môi trường: mỗi Bên phải cố gắng đảm bảo đầy đủ luật pháp và chính sách môi trường, khuyến khích việc bảo vệ môi trường ở mức cao và tiếp tục nâng cao các mức độ bảo vệ môi trường (xây dựng chính sách pháp luật); mỗi Bên phải thực thi hiệu quả và nghiêm túc pháp luật về môi trường của mình mà không gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên. Đồng thời không được phép bỏ qua, hay bằng cách nào đó giảm nhẹ hiệu lực pháp lý của các đạo luật và quy định mội trường của mình nhằm khuyến khích thương mại hay đầu tư giữa các Bên (thực thi chính sách và pháp luật).

Về các cam kết quốc tế về môi trường: Khẳng định thực thi hiệu quả các cam kết trong các hiệp định đa phương về môi trường mà

mình tham gia; nhấn mạnh nghĩa vụ thực thi 3 điều ước quốc tế về môi trường là Nghị định thư MONTREAL về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, Công ước Quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển (Công ước MARPOL) và Công ước Quốc tế về Buôn bán các loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa (Công ước CITES).

Về tăng cường tính minh bạch và hiệu quả thực hiện: công khai hóa thông tin, tăng cường sự tham gia và giám sát của công chúng trong quá trình thực thi; khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân (doanh nghiệp) trong việc bảo vệ môi trường ví dụ như khuyến khích việc áp dụng các cơ chế tự nguyện nhằm nâng cao việc bảo vệ môi trường.

Ngoài các điều khoản nêu trên, Hiệp định còn đề cập đến những nghĩa vụ cụ thể đối với một số lĩnh vực liên quan đến tài nguyên và môi trường bao gồm đa dạng sinh học, sinh vật ngoại lai xâm lấn, biến đổi khí hậu, đánh bắt hải sản, bảo tồn và hàng hóa và dịch vụ môi trường.

Bên cạnh những nghĩa vụ mang tính ràng buộc ở mức cao, Chương Môi trường cũng khuyến khích và tạo ra các khuôn khổ hợp tác giữa các Bên trong các lĩnh vực này, cụ thể là trong lĩnh vực đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, thực thi 3 điều ước quốc tế về môi trường nêu trên.206

Hiện nay, bên cạnh những hiệp định đã ký kết, Việt Nam đang tiến hành đàm phán tham gia các hiệp định sau: Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP); FTA Việt Nam - EUFTA; Việt Nam - EFTA; FTA Việt Nam - Israel. Trong đó, hai Hiệp định Việt Nam - EU, Việt Nam - Hiệp Hội Mậu dịch Tự do châu Âu (EFTA) có đề cập đến một số vấn đề môi trường bao gồm: Biến đổi khí hậu, các vấn đề môi

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN VỀ MÔI TRƯỜNG...

____________________

206.

Bộ Công thương, Tóm tắt cam kết về môi trường trong TPP, Nguồn: http://www.trungtamw-

to.vn/tpp/bo-cong-thuong-tom-tat-cam-ket-ve-moi-truong-trong-tpp. Ngày truy cập: 1/6/2016

trường (nói chung), bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý chất thải, đào tạo và giáo dục về môi trường.

3. Đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết với việc bảo vệ, thúc đẩy quyền môi trường ở Việt Nam

Quyền được sống trong môi trường trong lành là một trong những quyền có bản của con người. Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đặc biệt là sức khỏe của con người. Quyền về môi trường và bảo vệ môi trường là hai vấn đề liên quan mật thiết, bảo vệ môi trường chính là đảm bảo cho những quyền về môi trường của con người.

Quyền được sống trong môi trường trong lành đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện, công ước quốc tế, như: Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948, Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1962 về Sự phát triển Kinh tế và Bảo vệ Thiên nhiên, Công ước Quốc tế về các Quyền Chính trị, Dân sự; Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, văn hoá và xã hội năm 1966, Tuyên bố Stockholm về Môi trường Con người năm 1972, Tuyên bố Rio d’Janeiro về Môi trường và Phát triển (1992), Tuyên bố Johannesburg năm 2002 về Phát triển Bền vững và Hội nghị về Chống Biến đổi khí hậu (2009) tại Copenhagen... Trong đó Tuyên bố Liên Hiệp Quốc về môi trường con người năm 1972 lần đầu tiên chỉ rõ: “con người có quyền cơ bản được sống trong một môi trường chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm long trọng bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay và mai sau”. Bốn Tuyên bố Rio de Janeiro cũng tiếp tục khẳng định: “Con người là trung tâm của các mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hoà với thiên nhiên”. Trong việc thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành, Nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong đó, môi trường cần được xem xét một cách tổng thể trong mọi chính sách, pháp luật cũng như

quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến xây dựng các dự án đầu tư cụ thể (tức là phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường) nhằm bảo đảm con người được sống trong môi trường trong sạch, chất lượng.207

Do tính chất và tầm quan trọng bảo vệ quyền con người về môi trường, một bản dự thảo Tuyên ngôn về Nguyên tắc và các Quyền Con người đã chính thức được một nhóm các chuyên gia về nhân quyền và luật môi trường quốc tế trình lên các cơ quan của Liên Hiệp quốc để lấy ý kiến. Theo dự thảo này, quyền về môi trường của con người bao gồm hai nhóm quyền cụ thể:

Thứ nhất là nhóm các quyền thiết yếu (substantive rights): quyền của mọi người được sống trong môi trường không bị ô nhiễm, coi là một phần thiết yếu của quyền sống, sức khỏe, kế sinh nhai, sự thịnh vượng, hay phát triển bền vững dọc biên giới hoặc ngoài biên giới quốc gia; quyền được bảo vệ và bảo tồn không khí, đất trồng, nước, biển, thực vật, động vật và sở hữu; bảo vệ những khu vực cần thiết để duy trì sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái; quyền có tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe môi trường; quyền thực phẩm, nước sạch vệ sinh, an toàn và sức khỏe từ môi trường; quyền có môi trường lao động bảo đảm sức khỏe và an toàn; quyền nhà ở tối thiểu, đất đai, điều kiện sống an toàn, sức khỏe và môi trường sinh thái tốt; quyền không bị trục xuất khỏi nhà ở, đất đai vì mục đích hay là kết quả của những quyết định hay hành động ảnh hưởng tới môi trường, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì lợi ích của toàn xã hội; quyền được tham gia một cách hiệu quả trong việc ban hành các quyết định liên quan tới việc trục xuất, di dời hay tái định cư; có đủ thời gian bảo đảm việc khôi phục, đền bù một cách hiệu quả hay thích hợp và có đủ chỗ ở hay đất đai; quyền được trợ

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN VỀ MÔI TRƯỜNG...

____________________

207.

Bùi Đức Hiển, Một số vấn đề pháp lý về quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt

Nam hiện nay.Nguồn: http://123doc.org/document/530414-mot-so-van-de-phap-ly-ve-quyen- duoc-song-trong-moi-truong-trong-lanh-o-viet-nam-hien-nay.html. Ngày truy cập: 1/6/2016

giúp liên quan tới thảm họa tự nhiên hay thảm họa do con người gây ra; quyền được hưởng lợi một cách công bằng từ việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; quyền của các dân tộc bản địa được kiểm soát đất đai, lãnh thổ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì bản sắc lối sống của họ. Gồm cả quyền an ninh trong việc hưởng thụ các phương tiện sinh tồn.

Thứ hai là nhóm các quyền thủ tục (procedural rights): quyền tiếp

cận thông tin liên quan tới môi trường; quyền giữ, bày tỏ quan điểm và tuyên truyền những ý tưởng và thông tin liên quan tới môi trường; quyền được giáo dục nhân quyền và môi trường; quyền được tham gia một cách tích cực, tự do và có ý nghĩa trong lập kế hoạch, ban hành quyết định, có tác động đến môi trường và phát triển (Quyền này bao gồm quyền đánh giá tác động trước về môi trường, phát triển và hậu quả tác động của quyền con người đối với các đề xuất hành động); quyền tham gia hội họp một cách tự do và hòa bình với người khác với mục đích bảo vệ môi trường; quyền được bồi thường và đền bù thiệt hại một cách hiệu quả liên quan tới môi trường.208

Các hiệp định thương mại tự do không chỉ mở ra những cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế mà còn mở ra cả cơ hội và thách thức trong lĩnh vực môi trường.

Những quy định về môi trường trong các FTA, đặc biệt các FTA “thế hệ mới” được coi là “hàng rào xanh” khiến các nước cần phải đảm bảo khi hoạt động thương mại. Đối với Việt Nam, các quy định về môi trường trong các hiệp định đã ký kết, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có ý nghĩa hết sức to lớn. Thứ nhất, những quy định này góp phần phát huy tính tương hỗ giữa các chính sách về thương mại và chính sách về môi trường, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước. Thứ hai, các cam kết ở mức cao và

____________________

208.

Tường Duy Kiên, Môi trường với quyền con người và vận dụng quyền con người trong bảo vệ

mang tính ràng buộc trong hiệp định sẽ là cơ sở cho Việt Nam trong việc tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến môi trường, góp phần vào nỗ lực chung trong các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đồng thời tạo ra sức ép tích cực góp phần vào việc thực thi nghiêm túc và hiệu quả các chính sách và pháp luật trong nước cũng như các cam kết quốc tế về môi trường của mọi thành phần và đối tượng trong xã hội (nhà nước và người dân). Thứ ba, các quy định về môi trường góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng, lợi ích và cả những hậu quả/rủi ro trong việc thực thi nghĩa vụ bảo vệ môi trường có liên quan đến các hoạt động thương mại của mình. Doanh nghiệp và người dân do vậy sẽ tự giác thay đổi quan điểm và hành vi, nhận thức rõ ràng hơn về trách nhiệm bảo vệ môi trường trong các hoạt động thương mại của mình. Thứ tư, việc thực thi tốt các nghĩa vụ về môi trường trong các hiệp định tự do thương mại không những đảm bảo quá trình phát triển kinh tế luôn gắn liền với phát triển bền vững mà còn nâng cao uy tín và hình ảnh của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việc Nam nói riêng về trách nhiệm bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là việc đảm bảo các yêu cầu và tiêu chuẩn về môi trường đối với các các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam qua đó sẽ góp phần thúc đẩy mở rộng thị trường và tăng cường các hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.209

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít những thách thức, do điều kiện năng lực thực thi các vấn đề môi trường Việt Nam còn hạn chế, khó khăn, đặc biệt là về tài chính để giải quyết các tranh chấp môi trường thì việc đảm bảo các cam kết môi trường này cần sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và người dân.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN VỀ MÔI TRƯỜNG...

____________________

209.

Để thực hiện các điều khoản về môi trường trong các FTA thế hệ mới, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần phải chuẩn bị nhân lực, vật chất, và phân công trách nhiệm để thực hiện các nội dung cũng như các yêu cầu về môi trường trong các hiệp định này. Trước hết Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường theo hướng tiệm cận với pháp luật quốc tế. Cần khẳng định vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền sống trong môi trường an toàn, sức khỏe và bảo đảm phương kế sinh nhai. Nhà nước cần ban hành những biện pháp nhằm mục đích ngăn ngừa tác hại của môi trường, bảo đảm đền bù tối thiểu, sử dụng bền vững tài nguyên tự nhiên; thu thập và phổ biến thông tin liên quan tới môi trường; đánh giá trước, kiểm soát, cấp giấy phép, ban hành quy định hay ngăn cấm các hoạt động và những nguồn gây hại tới môi trường; kêu gọi sự tham gia của công chúng vào việc ban hành các quyết định có liên quan; khôi phục và đền bù thiệt hại theo thủ tục tư pháp và hành chính đối với những thiệt hại do môi trường gây ra và những đe dọa; giám sát, quản lý và chia sẻ một cách công bằng nguồn tài nguyên thiên nhiên; có biện pháp kiểm soát chất thải gây hại; có biện pháp bảo đảm hợp tác xuyên quốc gia trong thực hiện nghĩa vụ về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và tôn trọng nhân quyền.

Ngoài ra, sau khi đàm phán và ký kết các FTA, Việt Nam cũng cần phải triển khai các cam kết thực hiện các quy định về môi trường liên quan đến thương mại mà Việt Nam đã ký kết nhằm tái khẳng định các hiệp định thương mại đa phương môi trường mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể, cần rà soát và so sánh các quy định về môi trường ký kết trong FTA. Đồng thời, đánh giá việc thực thi pháp luật về môi trường tại các văn bản luật quy định trong nước cũng như các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương có quy định về môi trường mà Việt Nam đã ký kết.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN VỀ MÔI TRƯỜNG...

KẾT LUẬN

Quyền về môi trường là quyền cơ bản của con người mà các quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo thực hiện trên thực

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 79 - 88)