BẢO VỆ QUYỀN LÀM VIỆC TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 98 - 105)

II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ

2.BẢO VỆ QUYỀN LÀM VIỆC TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI VIỆT NAM

ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam phải đối mặt với nhiều vướng mắc trong quản lý xã hội nói chung, phát triển nguồn nhân lực

____________________

221.

nói riêng. Thêm vào đó, sự biến đổi và đặc điểm về cơ cấu kinh tế, dân số, cơ cấu độ tuổi lao động cùng với ảnh hưởng của tâm lý xã hội về lao động - việc làm đã khiến Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ dư thừa nguồn nhân lực cao. Khi còn đang loay hoay với những bất cập, việc đối diện với những thách thức mới về giải quyết vấn đề việc làm là điều vô cùng khó khăn, gia tăng áp lực đối với cả Nhà nước lẫn người lao động.

Cũng như mọi sự tác động của những quá trình biến đổi và tương tác xã hội khác, sự tác động của việc thực thi các hiệp định thương mại tự do mang cả tính tích cực lẫn tiêu cực. Vì thế, cần thận trọng, cân nhắc và sáng tạo trong việc bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp

nhằm một mặt; hạn chế sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp; mặt khác, thúc đẩy

cơ hội về việc làm và giải phóng nguồn nhân lực, tận dụng cơ hội cạnh tranh để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực (bao gồm sự cải thiện được tác động từ bên ngoài và sự cải thiện nảy sinh từ bên trong bản thân nguồn nhân lực - người lao động. Khi được tương tác với các môi trường làm việc khác nhau hoặc khắt khe, năng động hơn, người lao động sẽ có cơ hội nâng cao năng lực lao động). Cần lưu ý rằng, việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực chính là giải pháp mang tính nhân quyền bền vững để chống lại nạn thất nghiệp vì nó đưa tới năng lực tự thân giúp người lao động đủ khả năng, điều kiện chủ động kiếm tìm các cơ hội về việc làm.

Để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cần có chủ trương, chính sách, lộ trình rõ ràng, chính xác về vấn đề dự báo nhu cầu nguồn nhân lực; thúc đẩy hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Cần cân nhắc cẩn thận giữa việc bảo đảm về quyền được làm việc với nhu cầu đào tạo và được đào tạo. Bảo đảm quyền được làm việc là mục tiêu và cần được ưu tiên nhằm chống lại nạn thất nghiệp nên nhu cầu được đào tạo phải bám sát khả năng, cơ hội đảm bảo sự đáp ứng về quyền dược làm việc của người lao động. Đặc điểm của nguồn nhân

lực Việt Nam hiện nay là phần lớn dịch chuyển từ lao động nông nghiệp, chưa được tiếp cận với đào tạo nghề hoặc đã qua đào tạo nghề nhưng lại chủ yếu được trang bị kiến thức lý thuyết. Vì thế, phải đổi mới phương thức đào tạo, tập trung đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, huấn luyện năng lực thích nghi, thích ứng về cường độ lao động, tập quán lao động, phong cách làm việc, trang bị kiến thức bảo đảm an toàn lao động... Cần tiến hành phân khúc trong khâu đào tạo, đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại cho từng nhóm đối tượng phù hợp với các nhóm ngành nghề, tính chất công việc mà người lao động có cơ hội hay khả năng tham gia.

Muốn thúc đẩy cơ hội về việc làm và giải phóng nguồn nhân lực, tận dụng cơ hội cạnh tranh để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực,

cần tiến hành hàng loạt giải pháp, công việc đồng bộ và rộng khắp đối

với mọi chủ thể có liên quangóp phần tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp.

Trong giới tự nhiên cũng như trong đời sống xã hội, “không có cái gì xảy ra một cách đơn độc. Hiện tượng này tác động đến hiện tượng khác và ngược lại...”222. Ngày nay, nạn thất nghiệp không chỉ phản ánh tình trạng năng lực nghề nghiệp của người lao động mà còn phản ánh năng lực phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, “sức khỏe” của các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hay hợp tác cũng như mức độ hiệu quả trong thực thi chính sách, đòn bẩy xã hội của nhà nước. Cho nên, giải quyết bài toán về bảo vệ người lao động chống lại nạn thất nghiệp thực chất cũng gắn liền với việc bảo vệ sức khỏe của các doanh nghiệp và nền kinh tế xã hội. Các hiệp định thương mại tự do sẽ tác động trực tiếp đến tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ, từ đó ảnh hưởng đến người lao động. Cần giúp đỡ các doanh nghiệp sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, phân công lao động, kiểm soát lại công tác quản trị,

____________________

222.

C.Mác và Ph.Ăng - ghen, (2002), Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

huy động vốn, đào tạo lại tay nghề, huấn luyện kỹ năng, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho người lao động, mở rộng thị trường, tư vấn pháp lý, tư vấn kinh doanh hay hỗ trợ họ trong việc liên kết với nhau để tăng khả năng cạnh tranh với các tập đoàn, doanh nghiệp nước

ngoài. Nhà nước - xã hội - doanh nghiệp - người lao động luôn gắn bó

với nhau về lợi ích nên phải có nghĩa vụ gắn bó với nhau về trách nhiệm và sự tương tác, phải hỗ trợ nhau để tự lực tự cường. Thực thi các hiệp định thương mại tự do, người lao động Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm và làm việc tại các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty nước ngoài nhưng không phải là đa số và luôn ổn định do gặp phải những trở ngại từ nhiều rất nhiều nguyên nhân. Đồng thời, nguồn thu nhập của họ mới chỉ giải quyết được vấn đề của cá nhân người lao động. Cho nên, nhà nước, xã hội và người lao động phải giúp các doanh nghiệp

trong nước trụ được và trụ vững trong tình thế cạnh tranh bình đẳng

nhưng không cân sức để chính bản thân họ vẫn có cơ hội duy trì, bảo đảm lợi ích, việc làm. Phải làm sao để sự phát triển của điều kiện lao động Việt Nam hiện nay đưa đến kết quả tất yếu là “thắt chặt thêm những mối liên hệ giữa các thành viên của xã hội, bằng cách tạo ra rất nhiều trường hợp để cho con người giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau, và làm cho con người càng ngày càng có ý thức rõ rệt hơn về lợi ích của sự hợp tác ấy đối với mỗi thành viên riêng rẽ”223. Thiết thực nhất là nhà nước phải cải cách, rút gọn thật mau chóng, hiệu quả, minh bạch các thủ tục hành chính áp dụng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Phải giúp các doanh nghiệp nắm rõ “luật chơi” trên thị trường quốc tế như: định giá hải quan, thủ tục thông quan, các quy định pháp lý về xuất xứ hàng hóa, chỉ số bảo đảm kỹ thuật, các tiêu chuẩn khắt khe trong quy trình sản xuất hàng hóa, bảo đảm an toàn vệ sinh... Không để cho doanh nghiệp vừa gượng dậy sau khủng

BẢO VỆ QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH...

____________________

223.

C.Mác và Ph.Ăng - ghen, (2002), Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

hoảng kinh tế lại chòng chành và sụp đổ trước làn sóng chinh phục thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài.

Nếu việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước duy trì được sự tồn tại và phát triển nhằm bảo vệ người lao động chống lại nạn thất nghiệp thì việc giúp đỡ người lao động sẵn sàng tham gia vào các thị trường lao động mới là biện pháp đồng hành nhằm giải phóng nguồn nhân lực, thúc đẩy cơ hội về việc làm cho họ.

Ở đâu có sự sản xuất, ở đó phải có người lao động. Tuy nhiên, thị trường việc làm không phải dành riêng cho lao động Việt Nam ngay cả trên đất nước họ. Hiện nay, Việt Nam đang có một nguồn nhân lực dễ bị tổn thương: số lượng lớn, năng suất lao động thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật không đồng đều, chưa qua đào tạo chuyển đổi nghề, thiếu ý thức tuân thủ pháp luật và kỷ luật lao động, gặp khó khăn rất lớn về khả năng ngoại ngữ, hiểu biết văn hóa của các quốc gia có khả năng tiếp nhận lao động, không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với nguồn nhân lực của các nước khác... Trước tình hình đó, để bảo vệ người lao động chống lại nạn thất

nghiệp bởi ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do, phải chuẩn

bị cho người lao động sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập, cạnh tranh lao động,chinh phục thị trường lao động tại các nước. Người lao động phải được chuẩn bị sẵn sàng cả về tâm lý lẫn năng lực, kỹ năng, sự hiểu biết xã hội, hiểu biết nghề nghiệp. Sự chuẩn bị này không chỉ cần thiết và hướng đến những đối tượng có trình độ tay nghề thấp hoặc chưa qua đào tạo mà còn phải được hướng đến cả những đối tượng đã qua đào tạo cao đẳng, đại học, trên đại học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chống lại nạn thất nghiệp còn bao gồm cả việc hạn chế khả năng bị cho thôi việc, bị phân biệt đối xử trong quá trình tuyển dụng hay khả năng người lao động bị đẩy đến tình thế buộc phải tự nguyện thôi việc do những vi phạm của doanh nghiệp đối với người lao động mà không được giải quyết một cách thỏa đáng. Lao động nữ, phụ nữ có

thai, người khuyết tật, người bị nhiễm HIV, lao động có tay nghề thấp hoặc lao động làm việc ở vị trí không quan trọng... thường phải đối mặt với nguy cơ này. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp sát nhập, cơ cấu lại tổ chức, thay đổi người lãnh đạo, chuyển đổi (hay thu hẹp, mở rộng) mặt hàng sản xuất kinh doanh hoặc dây chuyền sản xuất, công nghệ khoa học kỹ thuật... cũng có khả năng đẩy người lao động ra khỏi công việc hiện tại, bị thất nghiệp.

Như vậy, có rất nhiều khả năng dẫn đến tình trạng thất nghiệp bất ngờ của người lao động. Để khắc phục và hạn chế tình trạng này, phải tiến hành tháo gỡ theo những hướng sau:

Một là: Thành lập cơ quan chuyên trách bảo vệ người lao động chống lại nạn thất nghiệp. Cơ quan này phải “có vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy và bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các quyền con người”224 cụ thể hóa các hình thức hoạt động liên quan đến quyền này được liệt kê tại từ điểm (a) đến điểm (g) của đoạn 2 trong Bình luận chung số 10: Vai trò của các cơ quan nhân quyền quốc gia trong việc bảo vệ các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội225.

Hai là: Giáo dục người lao động ý thức về quyền lợi của mình và trang bị cho họ kiến thức pháp luật có liên quan, các cách thức, kỹ năng bảo vệ quyền, kỹ năng tự “bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp”.

BẢO VỆ QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH...

____________________

224.

Bình luận chung số 10: Vai trò của các cơ quan nhân quyền quốc gia trong việc bảo vệ các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Các Ủy ban Công ước thuộc Liên Hiệp Quốc về Quyền con người.

225.

Các hoạt động này bao gồm: a) Thúc đẩy các chương trình giáo dục và thông tin để tăng cường nhận thức và hiểu biết về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội cả trong dân cư diện rộng và từng nhóm cụ thể…; b) Xem xét kỹ lưỡng luật và các đạo luật hành chính hiện hành, cũng như các bản dự thảo và các đề nghị khác để đảm bảo chúng phù hợp với các yêu cầu của Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Văn hóa và Xã hội; c) Cung cấp tư vấn kỹ thuật, hoặc tiến hành khảo sát về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa theo yêu cầu của các nhà cầm quyền và các cơ quan khác; d) Xác định mức chuẩn quốc gia đối với những ghi nhận các nghĩa vụ của Công ước; e) Tiến hành nghiên cứu và thẩm tra để khẳng định mức độ ghi nhận các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể trong một quốc gia hay trong cộng đồng chịu thiệt thòi cụ thể; f) Giám sát việc tuân thủ các quyền cụ thể được Công ước quy định và cung cấp báo cáo cho các nhà cầm quyền và xã hội dân sự; g) Kiểm tra các khuyến nghị về sự xâm phạm các tiêu chuẩn về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội được áp dụng với Nhà nước.

Ba là:Đòi hỏi sự thực thi trách nhiệm hiệu quả, thiết thực của “tổ chức của người lao động tại cơ sở” trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Bốn là: Dựa trên các cam kết về nhân quyền, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chương trình đào tạo tay nghề cho người lao động một cách thường xuyên trong quá trình họ lao động tại doanh nghiệp để trong trường hợp họ bị lâm vào tình trạng mất việc do lỗi của doanh nghiệp, họ vẫn hoàn toàn có đủ khả năng tìm kiếm công việc mới, không bị gạt ra khỏi lực lượng lao động xã hội, bị rơi vào đói nghèo do thất nghiệp.

Năm là:Ràng buộc và tận dụng hiệu quả các trách nhiệm thực thi nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp đối với người lao động, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tích cực áp chiếu các văn kiện pháp lý quốc tế có liên quan về bảo vệ quyền con người.

Sáu là: Vận dụng và tận dụng hiệu quả các cam kết quốc tế, sự hỗ trợ, tư vấn và giám sát của các tổ chức quốc tế trong vấn đề bảo vệ người lao động, bảo vệ con người chống lại nạn thất nghiệp.

Từ những phân tích trên cho thấy, có rất nhiều nguy cơ đẩy người lao động Việt Nam vào tình trạng thất nghiệp dưới tác động của các hiệp định thương mại tự do dẫn tới những khó khăn trong việc thụ hưởng, thực thi, phát triển quyền con người của họ. Những nguy cơ ấy đến từ nhiều nguyên nhân tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng, cá nhân cụ thể trong những hoàn cảnh, điều kiện riêng biệt. Tuy nhiên, ở mức độ nhất định, việc tiến hành đồng thời các biện pháp tích cực mang tính chiến lược hỗ trợ cho sự phát triển an toàn, bền vững nguồn nhân lực, bảo vệ quyền cho người lao động sẽ góp phần quan trọng tạo ra sự gia tăng tác động tích cực của việc thực thi các hiệp định thương mại tự do nhằm “bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp” cho người lao động Việt Nam. “Bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp” cho người lao động là nghĩa vụ bắt buộc của nhà nước pháp quyền - một nhà nước với trách nhiệm

trọng tâm và trên hết là vì quyền con người. Do đó, bên cạnh các phương án giải quyết đã được đề cập ở trên, phải xây dựng chiến lược hỗ trợ, thúc đẩy cơ hội phát triển việc làm thông qua giáo dục, đào tạo nghề, các phương tiện truyền thông và hợp tác quốc tế nhằm bảo đảm “quyền của tất cả mọi người đều có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự lựa chọn hoặc chấp nhận”, nhằm “đạt tới sự phát triển bền vững chắc chắn về kinh tế, xã hội và văn hóa, tạo công ăn việc làm đầy đủ và hữu ích với điều kiện đảm bảo các quyền tự do cơ bản về chính trị và kinh tế của từng cá nhân”226.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 98 - 105)