BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 69 - 72)

II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ

1. Thỏa thuận cơ bản:

BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

____________________

199.

Trích từ bài: “Kết quả đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU”. Website

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được ban hành năm 2005 và được sửa đổi, bổ sung năm 2016 đã quy định cụ thể tách biệt từng loại thuế gồm: thuế theo tỷ lệ phần trăm (Điều 6), thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp (Điều 7), thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan (Điều 8)... Trong đó, thuế theo tỷ lệ phần trăm “được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế”.

Đồng thời, để phù hợp với việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu trong khuôn khổ một số hiệp định thương mại tự do như TPP và EVFTA, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định: “Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này” (Khoản Điều 5).

Có thể nói quy định tại Luật Thuế sửa đổi, bổ sung Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi năm 2016 đã khắc phục những bất cập phát sinh, đã quy định phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, các cam kết liên quan đến thuế xuất khẩu và tạo điều kiện cho việc thực hiện các cam kết về thuế quan mà Việt Nam tham gia.

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi năm 2016 không quy định khung thuế suất xuất khẩu, nhập khẩu200. Trong khi đó, Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng, bao gồm cả mức tối thiểu và mức tối đa (sau đây gọi tắt là Biểu khung).

____________________

200.

Việc xây dựng sang thuế (tối thiểu) của Biểu khung thuế suất thuế nhập khẩu như hiện nay là không cần thiết. Lý do là thực hiện các hiệp định tự do thương mại, Việt nam cam kết xóa bỏ trung bình khoảng 90% số dòng thuế. Khi thực hiện Hiệp định TPP, Hiệp định EVFTA thì mức tự do hóa sẽ đạt 97-98% dòng thuế trong vòng 10 năm.

Việc quy định mức khung thuế suất, bao gồm cả mức tối thiểu (sàn) và mức tối đa (trần) như thời gian qua đã phát huy tác dụng tích cực và là căn cứ quan trọng để Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc đối với từng mặt hàng; đáp ứng tính chủ động, kịp thời trước những biến động giá cả của thị trường thế giới, góp phần bình ổn giá cả thị trường trong nước và phù hợp với tính chất đặc thù của Biểu thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên, kể từ năm 2007 khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết cho 100% số dòng thuế tại thời điểm gia nhập và phải cắt giảm hàng năm theo lộ trình cam kết, đến nay lộ trình này cơ bản hoàn thành. Do đó, việc quy định mức trần tối đa Biểu khung thuế suất thuế nhập khẩu như hiện hành thực tế không có ý nghĩa. Bên cạnh đó, về mức thuế suất sàn (tối thiểu) thuế suất nhập khẩu cũng bộc lộ bất cập, do vậy việc xây dựng sàn thuế (tối thiểu) của Biểu khung thuế suất thuế nhập khẩu như hiện hành là không phù hợp. Để khắc phục, Luật sửa đổi và Danh mục nhóm hàng chịu thuế xuất khẩu không quy định khung thuế suất thuế xuất, nhập khẩu mà thay bằng quy định mức tối thiểu đối với một số nhóm hàng chịu thuế xuất khẩu.

1.2.Thỏa thuận về hạn ngạch

Hạn ngạch là một nội dung thỏa thuận có ý nghĩa hạn chế hoặc mở rộng quyền xuất khẩu của Việt Nam vào các nước EU hoặc quyền xuất khẩu của các nước EU vào Việt Nam. Trong điều kiện hoạt động xuất nhập khẩu gắn trực tiếp với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước thì việc thỏa thuận không áp dụng hạn ngạch với một số mặt hàng giúp cho doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng mở rộng qui mô kinh doanh tạo ra lợi nhuận từ qui mô xuất khẩu, theo đó doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo lợi nhuận cho chính bản thân mình và góp phần tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước. Còn trong trường hợp áp dụng hạn ngạch, hàng hóa trong hạn ngạch sẽ được giảm thuế

có thể thuế suất áp dụng bằng 0% sẽ có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi bán hàng trên thị trường nước ngoài. Còn thỏa thuận không áp dụng hạn ngạch đối với hàng xuất khẩu của EU vào Việt Nam tạo ra áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa sản xuất trong nước của Việt Nam với hàng hóa nhập khẩu từ EU. Bởi vậy, thỏa thuận giữa Việt Nam và EU cần thiết phải có một lộ trình để giúp cho doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế và cạnh tranh trên thị trường trong nước. Những thỏa thuận về hạn ngạch là cơ sở pháp lý bắt buộc áp dụng khi Hiệp định có hiệu lực, do đó đến khi Hiệp định có hiệu lực áp dụng, cần phải có sự phối hợp kết hợp giữa cơ quan ban ngành trong cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh

nghiệp trong tiếp cận thông tin và tăng năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 69 - 72)