PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Anh
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐỀ DẪN
Quyền con người với tính chất là những giá trị tự nhiên, vốn có và không thể bị tước bỏ là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng của mỗi con người. Quyền sở hữu, trong đó có sở hữu trí tuệ (SHTT) ghi nhận quyền lực đầy đủ và tuyệt đối của con người đối với những thành quả được tạo ra từ lao động và sáng tạo của con người. Hai khái niệm này khác biệt về mặt bản chất, quyền con người khác với quyền sở hữu, không thể trở thành đối tượng của các quan hệ giao dịch dân sự.162 Mặc dù bảo hộ quyền SHTT và bảo vệ quyền con người là hai hệ thống khác biệt và tương đối độc lập, tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, hai hệ thống này lại có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một mặt, các quyền được bảo hộ trong hệ thống SHTT có bao hàm cả những lợi ích kinh tế và tinh thần có mối liên hệ trực tiếp với các quyền con người. Mặt khác, các công ước quốc tế về quyền con người có những quy định trực tiếp liên quan đến khoa học và công nghệ.163 Mối quan hệ này đã được cảm nhận rõ nét hơn cùng với sự ra đời của
____________________
162.
Công ước châu Âu về Bảo vệ Quyền con người và các quyền tự do căn bản 1954 coi quyền sở hữu thuộc nhóm quyền con người. Tại Điều 1 Công ước quy định: mỗi cá nhân hay pháp nhân có quyền định đoạt tài sản của mình một cách không bị hạn chế”.
162.
В. Мельников. Права человека в эпоху TRIPS. Интеллектуальная собственность. Промышленность собственность. No8, 2009, ст. 33
Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT (TRIPS) vào năm 1994 và sau đó là hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (TRIPS +).
Trong bài viết này, tác giả đề cập tới mối quan hệ giữa quyền con người đối với việc chăm sóc sức khỏe với các khía cạnh có liên quan đến SHTT nói chung và bảo hộ sáng chế nói riêng; sự ảnh hưởng của các quy định về bảo hộ sáng chế trong các hiệp định thương mại tự do, các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế có liên quan với quyền được chăm sóc sức khỏe của con người và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.