BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 121 - 123)

II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ

2. BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

2.1. Thực trạng khung pháp luật cho thương mại điện tử trongkhối ASEAN khối ASEAN

Khung khổ pháp luật chung cho thương mại điện tử trong toàn khối ASEAN

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được chính thức thành lập ngày 31/12/2015, với chức năng là trụ cột kinh tế của khối ASEAN của mười nước thành viên, tạo thành một thị trường chung thống nhất phát triển bền vững vì mục tiêu phục vụ con người, bảo vệ quyền con

người. Trong bản Kế hoạch cụ thể đến năm 2025 của AEC (AEC

Blueprint 2025)lãnh đạo các nước thành viên đã khẳng định rằng một trong bốn mục tiêu quan trong nhất mà AEC hướng tới là xây dựng

một thị trường kinh tế chung cạnh tranh lành mạnh, “định hướng con

người” và “vì con người” trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến bảo hộ

người tiêu dùng và phát triển thương mại điện tử.230

Trên thực tế, Cộng đồng kinh tế ASEAN là một thị trường thương mại điện tử đầy tiềm năng trong khu vực châu Á với hơn 600 triệu dân.231Mặc dù có một thị trường lớn về dân số và hứa hẹn về doanh số giao dịch, nhưng đến thời điểm được thành lập, AEC vẫn chưa có một khung khổ pháp lý chung về thương mại điện tử cho giao dịch xuyên biên giới của các nước trong khu vực. Nhận thấy triển vọng phát triển, kết nối các nền kinh tế khu vực thông qua phát triển công nghệ thông tin, truyền thông thương mại điện tử và để chuẩn bị cho sự ra đời của AEC, từ năm 2000 các nhà lãnh đạo ASEAN đã ban hành

Hiệp định khung e-ASEAN (e-Asean Framework Agreemen) trong đó

nội dung chính là khẳng định sự nhất trí và kêu gọi nỗ lực của các nước thành viên trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho sự kết nối thông tin, truyền thông và thương mại điện tử trong khu vực.232

Năm 2001, Ban Thư ký ASEAN đã tiến hành khảo sát và hoàn thành một đề án về thực trạng pháp luật thương mại điện tử của các nước trong khối có tên Khung tham khảo ASEAN cho hạ tầng luật

____________________

230.

The ASEAN Secretariat,2015,ASEAN Economic Community Blueprint 2025,Jakarta, tại http://www.asean.org/storage/images/2015/November/aec-page/AEC-Blueprint-2025- FINAL.pdf, xem B2. Consummer protection: Section 28-29 và C3. E-Commerce: Section 52-53.

231.

Theo khảo sát nghiên cứu, khoảng 150 triệu người tiêu dùng ASEAN thường xuyên sử dụng mạng internet để mua bán hàng hóa dịch vụ và khoảng 250 triệu người sử dụng các thiết bị di động như máy tính, smat phon… để tìm hiểu thông tin hàng hóa dịch vụ trước khi giao dịch. Tại thời điểm 2016, doanh thu giao dịch bán lẻ qua internet trong khu vực đạt khoảng 6 tỷ đô la Mỹ, dự đoán sẽ tăng lên đến 70 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020. Xem thêm thông tin tại Florian Hoppe, Sebastien Lamy, and Alessandro Cannarsi,2016, Can Southeast Asia Live Up to Its E- commerce Potential?, Singapore, Bain & Company, tại http://www.bain.com/Images/ BAIN_BRIEF_Can_Southeast_Asia_Live_Up_to_Ecommerce_potential.pdf.

232.

ASEAN Secretariat, E-Asean Framework Agreement 2000, tại http://asean.org/? static_post=e-asean-framework-agreement.

pháp về thương mại điện tử (E-ASEAN reference legal framework for elec-

tronic commerce legal infrastructrure) nhằm mục đích tiến tới xây dựng khung khổ pháp luật chung về thương mại điện tử cho các giao dịch xuyên biên giới trong khu vực. Tuy nhiên, ở thời điểm này, do trình độ phát triển về khoa học công nghệ và khả năng tiếp cận internet của các nước thành viên còn chênh lệch rất lớn, giao dịch thương mại điện tử còn chưa phổ biến, nên việc đánh giá chỉ dựa trên các luật và dự luật về giao dịch điện tử của năm nước là Singapore, Thailand, Brunei, Malaysia và Philipines. Các nước khác, trong đó có Việt Nam chưa ban hành bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào về giao dịch thương mại điện tử. Phương thức đánh giá được sử dụng là so sánh các đạo luật và dự luật về giao dịch điện tử của các nước nói trên với Luật mẫu về thương mại điện tử của Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên

Hiệp Quốc (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce) và Dự thảo

Luật mẫu về chữ ký điện tử cũng do UNCITRAL soạn thảo và ban hành

(Draft Model Law on Electronic Signatures) cũng như các đạo luật về thương mại điện tử, chữ ký điện tử của một số bang của Hoa và của châu Âu. Việc đánh giá tập trung vào các tiêu chí cơ bản bao gồm xem xét tính phù hợp với thông lệ quốc tế của khái niệm thương mại điện tử, nguyên tắc, đối tượng, phạm vi áp dụng và hiệu quả pháp luật, các vấn đề có liên quan và các vấn đề xuyên biên giới nước về thương mại điện tử trong luật pháp của các nước ASEAN.233Đánh giá này chỉ ra hai

vấn đề: (1) Về mặt lập pháp: Các nước cần phải bổ sung hoặc củng cố các

luật hoặc văn bản dưới luật để điều chỉnh những vấn đề như bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ người tiêu dùng, tội phạm máy tính, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thừa nhận dữ liệu máy tính như chứng cứ và phải có đạo luật về sử dụng internet và quảng cáo;234(2) Về tư pháp: Các nước cần

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KHI VIỆT NAM THAM GIA CỘNG ĐỒNG...

____________________

233.

ASEAN Secretariat 2011, E-ASEAN reference legal framework for electronic commerce legal

infrastructrureSingapore, tại www.asean.org/uploads/archive/EAWG_01.pdf.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)