II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ
3. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỪ CÁC FTA
TỪ CÁC FTA
Việc tham gia vào các FTA mang lại những lợi ích mà nếu tận dụng tốt sẽ có hiệu quả lớn và lâu dài. Tuy nhiên, chính những cơ hội đó cũng tiềm ẩn một số nguy cơ đối với sản xuất nông nghiệp.
Thứ nhất, từ những kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy việc học tập cách thức áp dụng các khoa học kỹ thuật đối với lực lượng lao động của Việt Nam không phải vấn đề quá khó khăn, tuy nhiên chủ yếu nhờ vào cách thức áp dụng mô phỏng- tức là bắt chước một cách rập khuôn mà ít có những sáng tạo cải tiến. Do đó, cơ hội tiếp cận các nguồn lực hiện đại lại có nguy cơ trở nên bị lãng phí. Những bài học từ các chương trình hỗ trợ nước ngoài trong nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân là bài học bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách trong điều chỉnh các phương án thực hiện hỗ trợ cho người nông dân trong những năm tới đây. Về mặt nội dung, các hỗ trợ nguồn lực nên được phân bổ nhiều hơn cho các chương trình đào tạo chuyên môn thay vì hỗ trợ kỹ thuật (dù vẫn có, nhưng nên ở mức độ hạn chế).
Thứ hai, nếu như việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất giúp giảm các chi phí đầu tư, sản phẩm làm ra rẻ hơn, thì cũng khiến lực lượng lao động dư thừa gia tăng. Vì vậy, người nông dân sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong quá trình hội nhập. Chuyển đổi nghề nghiệp cho lực lượng lao động dôi dư là nhiệm vụ hết sức khó khăn nếu như chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề là tạo việc làm cho lực lượng này mà không chú trọng tập trung cho yếu tố cốt lõi là trang bị khả năng lao động cho họ.
Thứ ba, cơ hội mở rộng thị trường cũng chính là câu chuyện cần phải bàn đến trong số những thách thức từ các FTA. Bởi vì khi đó Việt
Nam cũng trở thành một thị trường lớn (với dân số đông và sức mua ngày càng tăng) đối với sản phẩm của các quốc gia khác vốn đang có lợi thế cạnh tranh vì chi phí sản xuất thấp hơn. Thậm chí nông sản Việt Nam hoàn toàn có thể bị chiếm cả thị trường nội địa chứ chưa nói đến các thị trường bên ngoài. Một số ví dụ tiêu biểu như “chất lượng gạo Thái Lan cao hơn gạo Việt Nam, chuối Philippines đẹp và bảo quản tốt hơn chuối Việt; hay như dừa, cà phê của Indonesia chất lượng đồng đều hơn mặt hàng cùng loại Việt Nam; hạt giống của Nhật Bản bỏ xa Việt Nam về chất lượng”.217Gần đây, chiến dịch đấu tranh chống thực phẩm không an toàn với những quan ngại liên quan đến chất lượng sản xuất nông sản cũng cho thấy nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước bài toán khó đối với chất lượng sản phẩm.
Chính từ nguy cơ mất thị trường nội địa sẽ kéo theo hàng loạt mối lo ngại khác đến từ các sản phẩm nông nghiệp ngoại nhập. Đó là những tranh cãi liên quan đến chất lượng, tác động của các sản phẩm biến đổi gen (cả sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi) đối với sức khỏe con người đã được cấp phép ở một số quốc gia đối tác FTA của Việt Nam như Hoa Kỳ, các quốc gia châu Âu,... Với mức thuế dành cho đa số các mặt hàng nhập khẩu đều rất thấp, nhiều trường hợp bằng 0%, các nhà nhập khẩu đang tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan để đưa hàng nông sản....