Thỏa thuận xuất khẩu sang EU

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 72 - 74)

II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ

1. Thỏa thuận cơ bản:

2.1 Thỏa thuận xuất khẩu sang EU

Việt Nam chủ yếu thực hiện xuất khẩu nông sản và gia công nên thỏa thuận liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp và các mặt hàng

tiêu dụng gia công có ý nghĩa quan trọng trong kích thích sản xuất trong nước phát triển và mang lại lợi ích cho người nông dân. Tuy nhiên, cần phải kể đến sự tham gia của các doanh nghiệp trong quá trình liên kết thu mua sản phẩm của người nông dân. Tác động của Hiệp định EVFTA đến cả doanh nghiệp và người nông dân là người cung cấp sản phẩm nông nghiệp. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, kiểm dịch sẽ làm tăng chi phí trong xuất khẩu hàng hóa. Bởi vậy, sự hỗ trợ của các Hiệp hội và chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ giúp cho cho doanh nghiệp và người nông dân đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Về nội dung thuế suất đối với một số mặt hàng như sau:

Một là: về thương mại hàng hóa: Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Hai là: đối với các nhóm hàng quan trọng, cam kết của EU như sau: (i)Về dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng.

Đối với hàng dệt may, EU cũng sẽ xóa thuế quan trong lĩnh vực dệt may, da giày của Việt Nam nhưng sau thời gian dài hơn (tới 7 năm). Việc xóa thuế quan này tuy nhiên để không tạo cơ hội cho hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường EU sẽ đi kèm quy tắc hàng hóa

dệt may phải sử dụng sợi do Việt Nam sản xuất, song vẫn có thể chấp nhận ngoại lệ với sợi từ Hàn Quốc - một đối tác FTA khác của EU.

(ii) Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.

(iii) Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.

(iv) Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực201.

Ngoài ra, EU cho phép hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam áp dụng quy tắc hạn ngạch thuế quan gồm có gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường, sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, bột sắn, cá ngừ đóng hộp.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 72 - 74)