QUAN NIỆM PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM VỀ CÔNG ĐOÀ N MỘT TỔ CHỨC HỘI ĐẶC THÙ

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 31 - 33)

TỔ CHỨC HỘI ĐẶC THÙ

Ở Việt Nam có riêng một đạo luật về công đoàn, đó là Luật Công

đoàn 2012. Theo điều 1 luật này, "Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội

rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) VÀ VẤN ĐỀ QUYỀN LẬP HỘI Ở VIỆT NAM

____________________

154.

Susan L. Kang, Human rights and labor solidarity: Trade Unions in the Global Economy, University of Pennsylvania Press, 2012, trang 45. Nguyên văn: "Funamental to trade union

rights is the rights of workers, without distinction whatsoever, to join and establish organizations of their own choosing, without prior authorization."

độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa."

Nhìn chung, không thể không thừa nhận rằng công đoàn là một dạng hội vì nó mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của một hội theo

khái niệm hội là "tổ chức quần chúng rộng rãi của những người cùng

chung một nghề nghiệp hoặc có chung một hoạt động".155Tuy nhiên, công đoàn ở Việt Nam có một số điểm đặc thù như sau:

- Công đoàn là một tổ chức chính trị-xã hội, với vai trò và ý nghĩa chính trị được đề cao trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam được xây dựng theo mô hình xã hội chủ nghĩa, trong đó vị trí, vai trò của giai cấp công nhân được đặc biệt chú trọng.

- Công đoàn là tổ chức của người lao động nhưng thẩm quyền của nó được Nhà nước quy định thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.

- Một bộ phận trong bộ máy điều hành công đoàn là cán bộ, công chức, viên chức của Nhà nước và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

- Tài chính công đoàn được hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước. - Sự thành lập công đoàn được pháp luật dẫn chiếu sang Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Theo đó, sự thành lập của công đoàn các cấp do công đoàn cấp trên quyết định và chỉ đạo.

Đối chiếu giữa quy định trên của Luật Công đoàn với Hiến pháp 2013 ta thấy có một số sự chênh lệch về cách hiểu. Cụ thể, điều 10

Hiến pháp quy định: "Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội

của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan

____________________

155.

nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc." Như vậy, có thể thấy rằng, đối tượng điều chỉnh của điều 10 Hiến pháp là Công đoàn Việt Nam, đây là danh từ riêng chỉ tên gọi của một tổ chức công đoàn duy nhất tồn tại hợp pháp từ trước đến nay. Còn quy định tại Điều 1 Luật Công đoàn lại không trực tiếp nhắc đến Công đoàn Việt Nam mà lại là "công đoàn" nói chung. Sự mâu thuẫn này dẫn đến sự hiểu nhầm về phạm vi điều chỉnh của Luật Công đoàn. Liệu Luật Công đoàn là luật điều chỉnh chung về mọi loại công đoàn hay là luật dành riêng cho Công đoàn Việt Nam? Trong bối cảnh ở nước ta vẫn quan niệm về công đoàn như một lực lượng chính trị mang tính giai cấp thì công đoàn và Công đoàn Việt Nam có thể đồng nhất, nhưng nếu cách hiểu về công đoàn thay đổi theo chuẩn mực do TPP mang lại, rất có thể vấn đề này sẽ phải được cân nhắc lại.

Như vậy, có thể thấy quan niệm và quy định về công đoàn ở Việt Nam có nhiều điểm đặc thù so với cách hiểu chung về công đoàn cũng như một tổ chức hội. Do đó, có thể hình dung rằng, sự gia nhập TPP sẽ dẫn đến rất nhiều đòi hỏi về việc thay đổi cả quan niệm, cách tư duy lẫn quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 31 - 33)