KHÁI QUÁT BỐI CẢNH NỀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 90 - 91)

II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ

1. KHÁI QUÁT BỐI CẢNH NỀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

NAM VÀ CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Về nguồn lực, mặc dù chiếm phần lớn lực lượng lao động của nền kinh tế (chiếm 46,3% gồm cả lao động lâm và ngư nghiệp ), nhưng nguồn tư liệu sản xuất nông nghiệp chủ yếu không phải là một lợi thế của Việt Nam. Theo báo cáo từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “chỉ với 0,12 ha đất nông nghiệp bình quân đầu người, bằng một phần sáu mức trung bình của thế giới, mức này tương tự như ở Bỉ và Hà Lan, cao hơn Philippines và Ấn Độ nhưng thấp hơn so với Trung Quốc hay Indonesia. Tổng diện tích đất nông nghiệp tăng 61% giữa năm 1990 và năm 2012 chủ yếu do phá rừng. Sự mở rộng này chủ yếu diễn ra trong những năm 1990, từ đó diện tích đất canh tác duy trì tương đối ổn định”. Kèm theo đó là tính manh mún trong phân bố đất đai, tự phát (khiến hiện tượng mất giá khi được mùa hầu như năm nào cũng xảy ra đối với một số sản phẩm nông nghiệp), chất lượng kém sức cạnh tranh,...

Trong khi đó, hiện đang có xu hướng chuyển đổi đất sử dụng cho nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp có giá trị sử dụng cao hơn, và còn có thể tiếp diễn với tốc độ nhanh hơn khi các FTA được thi hành. Xu hướng này có khả năng giúp cho việc quy hoạch các khu vực đất nông nghiệp trọng điểm, tập trung chuyên canh,... nhưng lại kéo theo lượng lao động bị tách khỏi nông nghiệp gia tăng dẫn đến yêu cầu

____________________

215.

Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2014, tr.25

216.

OECD (2015), Chính sách Nông nghiệp Việt Nam 2015, Nhà xuất bản PECD, Paris, tr.22,

https://www.oecd.org/countries/vietnam/OECD-Review-Agricultural-Policies-Vietnam- Vietnamese-Preliminaryversion.pdf

giải quyết việc làm, các vấn đề an sinh xã hội khác. Cùng với đó, việc nhấn mạnh phát triển dựa trên nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và trao thẩm quyền lớn hơn cho các địa phương trong lập và thực hiện các chính sách nông nghiệp gây ra khó khăn trong phối hợp phát triển chính sách nông nghiệp ở cấp vùng và cả nước.

Trước thực trạng đó, chiến lược mở rộng hợp tác thương mại quốc tế của Việt Nam với việc tham gia vào hàng loạt các FTA chắc chắn có tác động thúc đẩy những thay đổi cả tích cực và tiêu cực đối với sản

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)