BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 129 - 132)

II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ

3.BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Ở VIỆT NAM

3.1. Khái quát pháp luật về thương mại điện tử Việt Nam

Để bổ sung sửa đổi,cập nhật khung pháp luật kinh doanh, đáp ứng yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, Việt Nam ban hành hai văn bản luật làm nền tảng cho các hoạt động thương mại điện tử bao gồm Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định và Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Ngay trong năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy nhiên do trình độ phát triển của thương mại điện tử ở nước ta còn rất hạn chế, Nghị định chỉ mới đưa ra được các nguyên tắc cơ bản nhất của giao dịch thương mại điện tử và chứng từ điện tử. Trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu vào nền thương mại thế giới và khu vực ASEAN, các hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng đa dạng về hình thức và phức tạp về tính chất và nội dung đòi hỏi phải có một văn bản pháp luật với tầm bao quát lớn để điều chỉnh. Nghị định 52/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 16/5/2013 về giao dịch thương mại điện tử ngoài việc thừa kế các quy định mang tính nguyên tắc của Nghị định 57/2006/NĐ-CP, còn mở rộng điều chỉnh các hoạt động thực tiễn về ứng dụng thương mại điện tử, trong đó tập trung vào những vấn đề mang tính đặc thù được phát sinh trên môi trường điện tử. Đây là một văn bản dưới luật khá đồ sộ về nội

dung, chứa đựng rất nhiều các quy định quan trọng mang tính chất nguyên tắc và các quy định mang tính hướng dẫn cho việc thực hiện các hành vi giao dịch thương mại diện tử ở Việt Nam. Nghị định này đã cụ thể hóa các đặc thù của giao dịch thương mại điện tử, làm rõ hơn các nguyên tắc cũng như cơ chế bảo vệ người tiêu dùng thông qua các quy định về các hành các hành vi bị cấm, hành vi vi phạm trong giao dịch điện tử (Điều 4), các điều kiện, chuẩn mực để ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử (Chương II). Đặc biệt, trọng tâm các quy định trong Nghị định thể hiện rất rõ mục tiêu và nội dung bảo vệ người tiêu dùng thông qua các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng (Mục 1, Chương V), an toàn thanh toán (Mục 2, Chương V) và các nguyên tắc về giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm trong thương mại điện tử (Chương VI).

Để tạo thành một khung pháp luật mang tính toàn diện và tổng thể để bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, các quy định về quyền được bảo vệ an toàn và bí mật cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân cũng được bổ sung vào Bộ Luật Dân sự 2015.240 Các tội phạm mạng (Cyber crimes)

liên quan đến xâm phạm quyền bí mật thông tin, xâm phạm sở hữu của cá nhân, tổ chức cũng được bổ sung, sửa đổi và quy định rõ hơn trong Bộ luật Hình sự 2015.

3.2. Thực trạng bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điệntử ở Việt Nam tử ở Việt Nam

Mặc dù các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch điện tử ở Việt Nam hiện nay là khá đồ sộ và đầy đủ từ luật, đến nghị định, thông tư, trên thực tế giao dịch trực tuyến của người tiêu dùng đang chứa đựng khá nhiều rủi ro. Tình trạng người tiêu dùng Việt Nam bị cung cấp thông tin sai lệch về chất lượng hành hóa

____________________

240.

dịch vụ, bị tính sai giá cả hàng hóa, dịch vụ, bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua các trang mạng trong nước, quốc tế về cung cấp dịch vụ, mua bán đồ sinh hoạt tiêu dùng, trên các mạng xã hội, thiết bị di động như Facebook, Zalo... diễn ra khá phổ biến.241 Có một thực tế là khi có tranh chấp xảy ra do mua bán hàng hóa dịch vụ qua mạng, nhiều người tiêu dùng Việt không biết cách giải quyết, cũng không biết tìm hiểu thông tin về quy trình giải quyết tại cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của mình và đành chấp nhận thiệt hại.242

Những hạn chế trong bảo về người tiêu dùng Việt Nam trong thương mại điện tử có thể lý giải từ những nguyên nhân sau:

Các quy định của pháp luật về thương mại điện tử Việt Nam còn chưa đầy đủ và cụ thể để đảm bảo cho việc thi hành. Luật bảo vệ người tiêu dùng khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế như thương lượng, hòa giải, trọng tài, rồi mới đến tòa án (Điều 30). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn về cách thức, cơ chế đặc thù giải quyết tranh chấp thương

mại điện tử (Online dispute resolution - ODR) ở Việt Nam. Do tính chất

đặc thù của thương mại điện tử là thực hiện trên nhiều các phương tiện trực tuyến đa dạng, thời gian giao dịch nhanh, nhiều giao giá trị không quá lớn, bên có quyền lợi bị xâm phạm thường ngần ngại không muốn tìm đến cơ quan chức năng để khiếu nại hay khởi kiện tại tòa án vì thủ tục phức tạp, mất thời gian công sức. Do đó khi có tranh chấp nhiều người tiêu dùng chấp nhận thiệt thòi, mất lòng tin vào giao dịch trực tuyến.

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KHI VIỆT NAM THAM GIA CỘNG ĐỒNG...

____________________

241.

Trần Anh, Cảnh giác trò lừa đảo 'Tri ân khách hàng Facebook', Báo VTC News, số ra 13/3/2015

tại http://www.vtc.vn/canh-giac-tro-lua-dao-tri-an-khach-hang-facebook-d197878.html. Xem

thêm thông tin Hạ Vi, Chiêu lừa đảo “cũ người mới ta” trên Zalo, Báo Người Lao động. Số ra

01/6/2016 tại http://nld.com.vn/ban-doc/chieu-lua-dao-cu-nguoi-moi-ta-tren-zalo-201606 01215634986.htm.

242.

Xem Những vụ việc khiếu nại bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng điển hình - Tháng 4 năm 2016 20-05-2016 tại website Cục quản lý cạnh tranh http://www.vca.gov.vn/ chitietbvntd. aspx?ID=3279&Cate_ID=436.

Bản thân các cơ quan chức năng chưa thực sự thực thi pháp luật một cách nghiêm túc. Nhiều website mua bán trực tuyến đi vào hoạt động không có sự kiểm tra tính hợp pháp, an toàn, điều kiện kinh doanh của cơ quan chức năng như Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương và các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin Truyền thông dẫn đến hậu quả nhiều người tiêu dùng bị lừa đảo, gian lận hàng hóa, dịch vụ.

Vai trò của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) còn rất mờ nhạt, không phát huy được vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thậm chí nhiều người tiêu dùng còn không biết quyền được Vinastas tư vấn. Thêm nữa, bản thân Vinastas cũng không có đủ nguồn nhân lực pháp luật để bảo vệ người tiêu dùng một cách hữu hiệu.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu nữa không thể bỏ qua đó là nhận thức còn hạn chế của người tiêu dùng về thương mại điện tử. Theo điều tra đánh giá, trong những vụ bị thiệt hại, lừa đảo khi giao dịch trực tuyến, phần lớn người tiêu dùng không kiểm tra tính an toàn của website trước khi giao dịch; phần nhiều giao dịch theo cảm tính. Đa số người tiêu dùng Việt không sử dụng quyền tối thiểu là công khai thông tin trong cộng đồng và trên trên mạng, tẩy chay website khi có vi phạm. Thông thường họ cam chịu không tìm đến sự giúp đỡ của cơ quan pháp luật hoặc Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng do không có đầy đủ thông tin về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.243

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 129 - 132)