HIỆP ĐỊNH TỰ DO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM EU (EVFTA)

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 67 - 68)

TS. Nguyễn Thị Lan Hương

Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

DẪN NHẬP

Hiến pháp Việt Nam và các nước bảo vệ quyền con người, quyền sống, quyền sở hữu tài sản, những quyền này giúp cho con người có thể phát huy khả năng của mình trong tạo lập tài sản để duy trì cuộc sống của bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội.

Ngày nay, quan hệ thương mại không chỉ bó hẹp trong một quốc gia mà quan hệ thương mại song phương và đa phương ngày càng phát triển. Đa phương hóa quan hệ thương mại giúp cho cá nhân thông qua thành lập doanh nghiệp có cơ hội tạo ra việc làm và thu nhập.

Ngày 4/8/2015, Việt Nam và EU đã công bố việc kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Khi Hiệp định có hiệu lực từ 1/1/2018, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như quan thuế nhằm thiết lập một khu vực mậu dịch tự do.

Việc cắt giảm thuế theo thỏa thuận Hiệp định EVFTA không chỉ liên quan đến hoạt động lập pháp nội luật hóa cam kết mà còn liên quan đến làm thế nào để thực hiện cam kết mà vẫn phải bảo đảm quyền con người, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm cho việc hội nhập có tác động tốt đến đời sống tiêu dùng của người dân và hoạt động kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp.

Bài viết đề cập khía cạnh bảo vệ quyền con người từ việc thực hiện Hiệp định EVFTA thông qua nghiên cứu thực trạng và thực tiễn áp dụng một số quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 67 - 68)