NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TỪ THAM GIA FTA TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 91 - 93)

II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ

2. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TỪ THAM GIA FTA TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

2. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TỪ THAM GIA FTA TỚI SẢNXUẤT NÔNG NGHIỆP XUẤT NÔNG NGHIỆP

Việc mở rộng các quan hệ thương mại theo các FTA sẽ tạo những thuận lớn lớn như về cơ hội tiếp cận các nguồn lực đầu tư, tiến bộ khoa học kĩ thuật giúp hỗ trợ quá trình sản xuất nông nghiệp đi vào chiều sâu và hệ quả là nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với đó là mở rộng thị trường tiêu thụ nhờ các ưu đãi thuế quan, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.

Về cơ hội tiếp cận các nguồn lực đầu tư, như đã nêu, nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung rất hạn chế cả về các điều kiện tự nhiên cũng như nhân lực. Với nền sản xuất lạc hậu, ít biến đổi kéo dài trong suốt tiến trình lịch sử dường như tạo nên tính ỳ trong tư duy sản xuất, thể hiện ở mức độ phụ thuộc vào kinh nghiệm sản xuất hơn là sáng tạo. Sức ép (ít nhất) do các FTA mang lại sẽ buộc bản thân các nguồn lực này phải chủ động điều chỉnh (tất nhiên có sự hỗ trợ từ các yếu tố vĩ mô như chính sách, quản lí nhà nước,...). Những điều chỉnh cơ bản sẽ liên quan đến (1) cải tạo chất lượng nguồn nhân lực; (2) thay đổi tư duy canh tác.

Sự thay đổi về chất lượng nguồn nhân lực xuất phát từ bối cảnh mới để đáp ứng được các yêu cầu tận dụng triệt để tư liệu sản xuất

vốn có và từ các nguồn đầu tư bên ngoài. Chẳng hạn như trình độ, khả năng áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong canh tác. Với hơn 80% lực lượng lao động chưa qua đào tạo, đây là cơ hội để làm thay đổi gần như hoàn toàn chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, trong đó bao gồm trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm tỷ trọng lớn).

Tuy nhiên, chỉ tiếp cận và áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp sẽ không phải là một biện pháp có tính bền vững mà cần hướng đến thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng bảo đảm khả năng đánh giá, nhìn nhận các xu hướng thay đổi của thị trường tiêu thụ để lựa chọn mặt hàng đầu tư sản xuất. Tính tự phát trong sản xuất như hiện nay, một phần lớn do sự yếu kém của bộ máy quản lí nhà nước trong việc hỗ trợ người dân đã khiến làm suy giảm niềm tin đối với các định hướng chính sách. Tiêu biểu như kết quả rất hạn chế của chủ trương thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng quy vùng sản xuất hàng hoá, quy hoạch giao thông, thuỷ lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu đưa cơ giới hoá và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, làm tăng năng suất lao động theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa X (2008) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Áp lực thay đổi tư duy sản xuất dựa trên tiếp cận thị trường dưới tác động của các FTA nói riêng sẽ là động lực để tạo chuyển biến không chỉ từ phía lực lượng lao động mà còn từ các chính sách, biện pháp của cơ quan nhà nước đối với lĩnh vực này.

Về lợi ích mở rộng thị trường tiêu thụ, đây rõ ràng là dấu hiệu đáng mừng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có những khó khăn, bất lợi với tình trạng lạm phát gia tăng ở nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới vừa qua khiến chủ nghĩa bảo hộ thương mại có xu hướng gia tăng một cách tinh vi và đa dạng hơn ở các thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản,...Trong khi các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi hay khu vực Mỹ La Tinh lại

đang có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp. Thông qua việc tham gia vào các FTA, Việt Nam có thể tiếp cận đến các thị trường mới này (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhờ vào nhu cầu cao hiện nay.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 91 - 93)