TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 88 - 90)

II. THOẢ THUẬN CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜ

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

ThS. NCS. Nguyễn Anh Đức

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

DẪN NHẬP

Với một quốc gia có tỷ trọng nông nghiệp còn chiếm phần lớn trong cơ cấu nền kinh tế như Việt Nam, việc bảo vệ và phát huy các lợi ích từ nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng liên quan đến không chỉ bản thân người nông dân mà còn liên quan tới an ninh lương thực quốc gia và thậm chí cả sức khỏe con người khi đang có những nghi vấn liên quan đến chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen.

Kể từ sau khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế với bước ngoặt quan trọng là Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ vào năm 2001, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch nhanh với sự giảm đáng kể tỷ trọng của khu vực nông, lâm, thủy sản (hơn 3% trong gần 5 năm từ 2001 đến 2005), “tỷ trọng nông nghiệp thuần vẫn duy trì ở mức cao (trên 70%), giảm một chút vào các năm 2006, 2007 sau đó tăng lên 77,5% vào năm 2011 và giảm còn 73,6% vào năm 2013”.210

Trong khi đó, chất lượng nguồn nhân lực chuyển đổi không cao, không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tăng trưởng nhanh mà không bền vững. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê vào năm 2011, “trong

____________________

210.

Trung tâm Thông tin tư liệu (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2015), Cơ cấu

và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm vừa qua, tr. 9. Xem tại: http://www.vnep.org.vn/Upload/SO%206%202014%20Tai%20co%20cau%20nong%20nghiep. pdf

tổng số khoảng 52,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của cả nước, chỉ có hơn 9,6 triệu người đã được đào tạo, chiếm 18,2%”.211

Từ những dữ liệu thống kê trên đây cho thấy những nguy cơ lớn đối với nền kinh tế cũng như lực lượng lao động nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp và người nông dân nói riêng trước những tác động “xâm thực” từ tham gia vào thị trường thương mại toàn cầu. Đây không phải là một dự đoán thiếu căn cứ mà hoàn toàn có thể chắc chắn dựa trên thực tế đã từng xảy ra mở một số quốc gia. Trường hợp của Hàn Quốc về sự sụt giảm sản lượng nông nghiệp sau khi thực hiện FTA với Hoa Kỳ vào năm 2007 là một ví dụ có thể tương đồng với Việt Nam do Hàn Quốc cũng là một quốc gia có xuất phát điểm từ nông nghiệp và chỉ trước Việt Nam vài chục năm. Theo nghiên cứu của Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc (KREI), nước này sẽ bị thiệt hại khoảng “446,5 tỉ Won sau 5 năm, 895,9 tỉ Won sau 10 năm, và khoảng hơn 1 nghìn tỉ Won sau 15 năm thực thi FTA với Hoa Kỳ”.212Những sản phẩm nông nghiệp chịu thiệt hại nhiều nhất nằm trong ngành trồng trọt và chăn nuôi. Một nghiên cứu khác của Đại học Hàn Quốc (Korea University) còn cho thấy mức độ thiệt hại hơn gần gấp hai lần so với nghiên cứu của KREI.213 Tuy nhiên, nếu có những biện pháp phù hợp, kết quả có thể như trường hợp của Philippin với mức gia tăng sản lượng nông nghiệp (từ 0,02 đến 0,13%), và sản lượng lương thực (từ 0,06 đến 0,17%) so sánh trước và sau khi thực hiện xóa bỏ hàng rào thuế quan theo FTA với Hoa Kỳ.214

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

____________________

211.

Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2014, tr.1

212.

Doo Bong Han, Evaluation of FTA Negotiation Results, Economic Effects and Compensation

Policies on the Korean Agricultural Sector: Focusing on Korea’s FTAs with Chile, US and EU, Department of Food and Resource Economics, Korea University, tr.384

213.

Doo Bong Han, Evaluation of FTA Negotiation Results, Economic Effects and Compensation Policies on the Korean Agricultural Sector: Focusing on Korea’s FTAs with Chile, US and EU, Department of Food and Resource Economics, Korea University, tr.386

214.

U-Primo E. Rodriguez và Liborio S. Cabanilla (Viện nghiên cứu phát triển Philippin, 2006), The Impact of a Philippine-US FTA: The Case of Philippine Agriculture, tr.8

Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp vốn là ngành (cho đến nay) còn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nền kinh tế, bao gồm cả lực lượng lao động.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của thương mại tự do đến nhân quyền: Phần 2 (Trang 88 - 90)