Tầm quan trọng của quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc

Một phần của tài liệu Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường đại học việt đức (Trang 32 - 34)

9. Cấu trúc của đề tài:

1.3.2. Tầm quan trọng của quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc

GIA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.3.1 Khái niệm quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ở trường đại học trường đại học

Khái niệm quản lí

Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm “Quản lí”. Thông thường, QL đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, động viên, kiểm tra, điều chỉnh…

(Nguyễn Ngọc Quang, 1989) cho rằng: “QL là quá trình tác động của chủ thể QL đến đối tượng nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà QL và phù hợp với quy luật khách quan”.

Theo (Fayol, 1916) thì QL là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát”.

Vũ Dũng (2006) cho rằng: “QL là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó”

Theo (Fayol, 1916) thì “QL tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”.

Từ các khái niệm trên có thể hiểu: “QL là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể QL đến đối tượng QL trong tổ chức để vận hành tổ chức nhằm đạt mục tiêu đề ra”.

Khái niệm quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ở trường đại học

Từ các khái niệm trên có thể hiểu: “QL DVSV trong môi trường đa quốc gia ở trường đại học là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể QL đến đối tượng QL trong tổ chức để vận hành tổ chức nhằm đạt mục tiêu đề ra”.

1.3.2. Tầm quan trọng của quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ở trường đại học gia ở trường đại học

QL DVSV trong môi trường đa quốc gia ở trường đại học đã được đề cập đến trong nhiều hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước, vai trò của SV trong trường ĐH đã được các trường cũng như các chuyên gia phân tích và ghi nhận. Cụ thể như ở Hội nghị các bộ trưởng giáo dục Châu Âu tháng 5 năm 2001, tại Cộng Hòa Séc, các đại biểu đã thống nhất việc nhìn nhận “SV là cộng đồng chính thức của cộng đồng ĐH và họ cần được tham gia và có ảnh hưởng đến công tác tổ chức và nội dung giảng dạy tại các trường ĐH”. Bởi SV có vai trò rất quan trọng: SV vừa là sản phẩm của nhà trường vừa là đối tượng thụ hưởng trực tiếp trong toàn bộ quá trình đào tạo của một trường ĐH nên việc SV tham gia vào hoạt động QL đào tạo là có cơ sở. Cùng với đó, quan điểm xem giáo dục như là một dịch vụ và SV như là một khách hàng, một người cộng sự thì SV là đối tượng có vai trò trong công cuộc nâng cao chất lượng giáo dục ĐH (Nguyễn Thị Thắm, 2010).

Cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, giáo dục ĐH hiện nay đã chú trọng hơn vào việc đáp ứng mong đợi và nhu cầu của các bên liên quan, hầu hết là SV của mình (Sid Nair et al. 2011). Đồng thời, nhận ra sự cần thiết phải đánh giá lại việc cung cấp dịch vụ đào tạo bằng cách chú trọng hơn vào việc đáp ứng mong đợi và nhu cầu của SV, cũng như các bên có liên quan khác (Yin Cheong Cheng and Wai Ming Tam, 1997).

QL DVSV trong môi trường đa quốc gia ở trường đại học có vai trò quan trọng đối với hoạt động đào tạo của trường đại học và đã được nhiều chuyên gia đề cập đến. Theo (Centra, 1993) ý kiến SV là nguồn thông tin quan trọng nhất vì SV rõ ràng là đối tượng tiếp xúc và tiếp thu nhiều nhất từ hoạt động giảng dạy của GV. Những ý kiến thu thập được từ SV thực sự có giá trị trong việc giúp các GV cũng như nhà trường tìm được những giải pháp cụ thể và khả thi trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

Từ đó, các nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến vai trò của quản lí DVSV trong môi trường đa quốc gia ở trường đại học đã cho thấy sự cần thiết DVSV đối với chất lượng đào tạo của nhà trường và cải thiện hoạt động dạy và học có thể được xem là một cơ chế đảm bảo chất lượng chuẩn mực (còn được gọi là đảm bảo chất lượng theo

quy phạm), đó là một kiểu đánh giá theo quá trình giúp giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra.

Trong thực tế, nhiều trường ĐH với triết lí giáo dục lấy người học làm trung tâm, đã từng bước thúc đẩy mạnh mẽ DVSV trong môi trường đa quốc gia ở trường đại học trong quá trình cải thiện chất lượng đào tạo. Đối với các cơ sở giáo dục ĐH ở Châu Âu, SV được được tham gia vào công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường qua các hoạt động như: SV đánh giá về việc cải thiện chương trình đào tạo; phản ánh về việc học tập của mình; thể hiện mức độ hài lòng của mình… (Frauke Logermann and Liudvika Leisyte, 2015)

Một phần của tài liệu Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường đại học việt đức (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)