Kết quả khảo sát tính khả thi của các nhóm biện pháp được đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường đại học việt đức (Trang 110 - 143)

9. Cấu trúc của đề tài:

3.4.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các nhóm biện pháp được đề xuất

Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi về tính khả thi của các biện pháp đề xuất được ghi nhận ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp được đề xuất

Stt Các tiêu chí

Mức độ khả thi

X Xếp loại Thứ bậc 1 Nhóm biện pháp 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giảng

viên tham gia trong công tác dịch vụ sinh viên

1.1 Tổ chức xây dựng văn hóa dịch vụ trong nhà

trường 4.27 Rất khả thi 2

1.2 Nâng cao năng lực quản lí cho cán bộ quản

lí 4.57 Rất khả thi 1

1.3 Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả

dịch vụ 4.38 Rất khả thi 3

X của nhóm biện pháp 1 4.41

2 Nhóm biện pháp 2: Quản lí dịch vụ lưu trú – Ký túc xá

2.1 Đổi mới chính sách, quy chế quản lí sinh

2.2

Đổi mới, tăng cường các hoạt động tại Ký túc xá hướng đến phục vụ sinh viên nhiều nước

4.18 Khả thi 2

X của nhóm biện pháp 2 4.22

3 Nhóm biện pháp 3: Quản lí dịch vụ tư vấn pháp lí, tâm lí xã hội

3.1 Tăng cường công tác tư vấn pháp lí trong nhà

trường và phối hợp địa phương 4.28 Rất khả thi 2 3.2 Tăng cường chất lượng dịch vụ tư vấn tâm lí 4.47 Rất khả thi 1

X của nhóm biện pháp 3 4.38

4 Nhóm biện pháp 4: Quản lí dịch vụ nghề nghiệp

4.1 Tăng cường sự phối hợp với các doanh

nghiệp trong và ngoài nước 4.16 Khả thi 1

4.2 Mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ nghề

nghiệp 4.05 Khả thi 2

X của nhóm biện pháp 4 4.11

5 Nhóm biện pháp 5: Dịch vụ hỗ trợ tài chính

5.1 Hoàn thiện các gói dịch vụ tài chính phù hợp 3.63 Khả thi 1 5.2 Tăng cường vận động tài chính từ các nguồn

khác nhau 3.28 Ít khả thi 2

X của nhóm biện pháp 5 3.46

6 Nhóm biện pháp 6: Dịch vụ hỗ trợ di chuyển, dịch vụ phát triển cá

6.1

Tăng cường phối hợp giữ các đơn vị trong trường thúc đẩy phát triển dịch vụ hỗ trợ di chuyển

4.02 khả thi 1

6.2 Phát huy vai trò của hội sinh viên trong đổi

mới dịch vụ phát triển cá nhân 3.64 Rất khả thi 2

X của nhóm biện pháp 6 3.83

7 Nhóm biện pháp 7: Dịch vụ y tế, sức khỏe

7.1 Cải tiến và phát triển mô hình dịch vụ y tế

phù hợp sinh viên quốc tế 4.09 Khả thi 1

7.2 Tăng cường đội ngũ y tế trường học tại

trường và Ký túc xá 3.93 Khả thi 2

X của nhóm biện pháp 7 4.01

Qua kết quả khảo sát cho thấy cả 7 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ khả thi cao, không có biện pháp nào được đánh giá là không khả thi. Điểm đánh giá trung bình của cả 7 biện pháp với X từ 3.46 đến 4.38.

Như vậy những giải pháp tác giả nêu trên rất phù hợp với tình hình quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường ĐHVĐ. Việc đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng QL DVSV trong môi trường đa quốc gia trường ĐHVĐ là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập trong QL DVSV trong môi trường đa quốc gia trường ĐHVĐ. Với kết quả thu được qua phiếu khảo sát chứng tỏ hệ thống các nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện cao.

Trong cả 7 nhóm biện pháp, chỉ có nhóm biện pháp 1 “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên tham gia trong công tác dịch vụ sinh viên” được đánh giá “rất khả thi” với X từ 4.27 đến 4.57 cho thấy việc bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ và nhận thức của đội ngũ CBQL hoàn toàn có thể thực hiện được ngay để

đẩy mạnh chất lượng của DVSV trong môi trường đa quốc gia tại Trường ĐHVĐ. Đây là biện pháp cần được quan tâm, chú ý và thực hiện xuyên suốt của BGH trong các năm học.

Trong các nhóm biện pháp, nhóm biện pháp 5 “Dịch vụ hỗ trợ tài chính”

mặc dù được đánh giá “khả thi” nhưng X thấp nhất. Với sự đánh giá của CBQL cho

thấy mặc dù biện pháp cấp thiết nhưng vẫn còn sự quan tâm về tính khả thi. Điều này cho thấy việc vận hành dịch vụ tài chính để đáp ứng được nhu cầu SV trong nước và quốc tế luôn là thách thức. Các khoản hỗ trợ của nhà nước về học phí và hỗ trợ vay học tập chưa thực sự phù hợp với bối cảnh của trường ĐHVĐ. Ngoài ra việc vận động các nguồn hỗ trợ sẽ khó khăn khi tình hình dịch bênh Covid-19 kéo dài.

Các nhóm biện pháp còn lại đều đánh giá là khả thi. Như vậy các biện pháp này có tầm quan trọng và được thực hiện qua hiệu trưởng nhà trường, do hiệu trưởng nhà trường quyết định và là những biện pháp được thực hiện thường xuyên nên được đánh giá rất khả thi

Tuy nhiên để nhóm các giải pháp đó thực sự là những cách làm mới có hiệu quả đối với nâng cao hiệu quả QL, cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các nhóm giải pháp. Điều quan trọng, các biện pháp sẽ có ý nghĩa thực tiễn cao khi ở cả hai khía cạnh “cấp thiết” và “khả thi” các biện pháp đề được đánh giá là cấp thiết, khả thi. Với luận điểm này có thể kết luận: các biện pháp đề xuất có ý nghĩa thực tiễn cao, có thể vận dụng tốt trong QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua cơ sở nghiên cứu lí luận và kết quả khảo sát thực trạng về QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ, tác giả đã đề xuất 07 biện pháp quản lí DVSV trong môi trường đa quốc gia, cụ thể như sau:

- Nhóm biện pháp 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên tham gia trong công tác dịch vụ sinh viên

- Nhóm biện pháp 2: Quản lí dịch vụ tư vấn pháp lí, tâm lí xã hội - Nhóm biện pháp 3: Quản lí dịch vụ tư vấn pháp lí, tâm lí xã hội - Nhóm biện pháp 4: Quản lí dịch vụ nghề nghiệp

- Nhóm biện pháp 5: Dịch vụ hỗ trợ tài chính

- Nhóm biện pháp 6: Dịch vụ hỗ trợ di chuyển, dịch vụ phát triển cá nhân - Nhóm biện pháp 7: Dịch vụ y tế, sức khỏe

Đây là những biện pháp phát triển chất lượng đội ngũ CBQL có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau. Mỗi biện pháp đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế, tuy nhiên cả 07 biện pháp đều đóng vai trò quan trọng trong việc QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ. Các biện pháp QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ đã được đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.

Vì vậy, khi áp dụng không nên xem nhẹ một biện pháp nào. Tuy nhiên các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Ở mỗi biện pháp đều có điểm nhấn quan trọng, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phối hợp các biện pháp sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của nhà trường, địa phương.

Kết quả khảo sát sự cấp thiết, tính khả thi đã bước đầu chứng minh tính đúng đắn, giá trị khoa học của các biện pháp được đề xuất. Vì vậy, BGH và CBQL cần vận dụng linh hoạt các biện pháp trên trong công tác QL DVSV trong môi trường đa quốc gia. Các biện pháp trên sẽ được vận dụng hợp lí, phát huy tối đa ưu điểm của mỗi biện pháp để áp dụng vào thực tiễn Ql DVSV trong thời gian sắp tới, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quản lý dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường ĐH Việt Đức có vai trò ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển của nhà trường. Hoạt động dịch vụ sinh viên là một bộ phận quan trọng chủ yếu trong toàn bộ quá trình tổ chức đào tạo ở các trường đại học. Nghiên cứu đề tài “Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường Đại học Việt Đức”, tác giả thu được kết quả sau:

1.1. Về lý luận

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan và đã đưa ra được các khái niệm công cụ.

DVSV trong môi trường đa quốc gia bao gồm các yếu tố về mục tiêu; Nội dung; Hình thức hoạt động DVSV trong môi trường đa quốc gia.

Nội dung QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại các trường Đại học được thiết lập trên các yếu tố về: QL dịch vụ lưu trú – KTX; QL dịch vụ nghề nghiệp; QL dịch vụ tư vấn pháp lý, tâm lý xã hội; QL dịch vụ hỗ trợ tài chính; QL dịch vụ hỗ trợ phương tiện di chuyển và phát triển cá nhân; QL dịch vụ hỗ trợ sức khỏe.

Công tác QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chính là: Năng lực của cán bộ QL nhà trường; Năng lực và trình độ của đội ngũ làm công tác khảo nghiệm; Yếu tố thuộc về chính sách, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ; Về chính sách vật chất của nhà trường; Các cơ sở pháp lý.

Trong những năm qua, Trường ĐHVĐ luôn không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh, luôn là địa chỉ tin cậy về chất lượng đào tạo cho SV hướng tới.

Kết quả khảo sát thực trạng chỉ rõ về thực trạng quy mô đào tạo, chất lượng SV trong trường và cơ cấu, đặc điểm CBQL, GV, Phòng Đào tạo và Công tác SV được thống kê về mặt số lượng, chất lượng. Đặc biệt luận văn đã khảo sát, đánh giá trung thực về thực trạng công tác QL SV ở Trường ĐHVĐ và thực trạng các giải pháp đã sử dụng để quản lý SV ở Trường ĐHVĐ. Trên cơ sở đó chỉ ra thành công, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng trên.

1.2. Về thực tiễn

Dựa trên cơ sở lí luận và những hạn chế về mặt thực trạng tác giả để ra 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL DVSV trong môi trường đa văn hóa trường ĐHVĐ, cụ thể:

1) Nhóm biện pháp 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên tham gia trong công tác dịch vụ sinh viên

2) Nhóm biện pháp 2: Quản lí dịch vụ lưu trú – Ký túc xá

3) Nhóm biện pháp 3: Quản lí dịch vụ tư vấn pháp lí, tâm lí xã hội 4) Nhóm biện pháp 4: Quản lí dịch vụ nghề nghiệp

5) Nhóm biện pháp 5: Quản lí dịch vụ hỗ trợ tài chính

6) Nhóm biện pháp 6: Quản lí dịch vụ hỗ trợ di chuyển, dịch vụ phát triển cá nhân

7) Nhóm biện pháp 7: Quản lí dịch vụ y tế, sức khỏe.

Để các biện pháp nâng cao hiệu quả đổi mới công tác quản lí dịch vụ sinh viên ở Trường Đại học Việt Đức phát huy vai trò, tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho SV và nâng cao chất lượng đào tạo trong Nhà trường. Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị.

2. Khuyến nghị

2.1 Với Ban giám hiệu trường Đại học Việt Đức

Thứ nhất, Nhà trường cần đánh giá lại toàn bộ các dịch vụ phục vụ khách hàng mà trọng tâm là khách hàng SV để có những định hướng trong xây dựng chiến lược phát triển trường trong những năm tiếp theo.

Thứ hai, Nhà trường cần quan tâm, chỉ đạo các bộ phận thực hiện các dịch vụ dành cho khách hàng, trong đó trú trọng vấn đề tư cách, thái độ của nhân viên các phòng, khoa, trung tâm... nó có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa, hình ảnh và uy tín của nhà trường. Quan tâm chỉ đạo công tác giảng dạy của giảng viên và công việc của cố vấn học tập vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến chuyên môn của SV.

Thứ ba, Trường cần xây dựng khu tự học cho SV tự học trong trường, nâng cấp hệ thống wifi, xây dựng nhà đa năng, xây dựng hệ thống phòng học chất lượng cao.

để phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của SV.

Thứ tư, Cấu tạo chương trình học cần chú trọng đến thời gian thực hành, thực tập, thực tế. vì đó là nguồn vốn quý báu để SV làm hành trang vào đời. Cần đưa hoạt động huấn luyện kỹ năng mềm vào dạy chính khóa cho SV, thành lập nhiều các CLB học thuật, sở thích. để SV có điều kiện sinh hoạt, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm.

Thứ năm, thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại với SV, các buổi giao lưu với doanh nghiệp... để lắng nghe, thấu hiểu và có định hướng đúng trong việc đáp ứng sự hài lòng của đa dạng khách hàng.

2.2 Với Phòng Đào tạo và Công tác Sinh viên và cán bộ quản lí khác

Để nâng cao hiệu quả đổi mới công tác quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trong trường, Phòng ĐT & CTSV cần cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ về quy chế kiểm tra, đánh giá, quyền lợi và trách nhiệm của SV cho toàn thể GV, SV.

Tăng cường ý thức tự học, tự bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lí và giáo dục SV. Chủ động đề xuất với lãnh đạo nhà trường về mô hình quản lí KTX văn minh, hình mẫu phòng kiểu mẫu. Tích cực học hỏi, tham gia các buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ để quản lí và giáo dục có hiệu quả đối với SV trường mình.

2.3 Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tăng kinh phí và đầu tư từ ngân sách cho DVSV, đặc biệt những trường đào tạo đại học có chất lượng cao như trường ĐHVĐ, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Việt Nam và các khối ngành kỹ thuật đào tạo đòi hỏi chi phí cao.

Mở rộng cơ chế, chính sách liên kết, tạo điều kiện cho trường ĐHVĐ hợp tác với các trường ĐH khac tại CHLB Đức và các nước khác tại Châu Âu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Tiến Quý. (2000). Phát triển đát nước về kinh tế dịch vụ. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

Centra, J. A. (1993). Reflective Faculty Evaluation: Enhancing Teaching and Determining Faculty Effectiveness. Jossey-Bass Higher and Adult Education. Đồng Thị Kim Thoa. (n.d.). Một số biện pháp nâng cao chất lượng SV ở cơ sở đào tạo nghề trường Đại học công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Thanh Hóa. Trường Đại học giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội.

Fayol, H. (1916). 14 principles of management.

Frauke Logermann and Liudvika Leisyte. (2015). Students as Stakeholders in the Policy Context of the European Standards and Guidelines for Quality Assurance in Higher Education Institutions. In L. Matei, The Future of Higher Education and “the European Level” (pp. 685-701). Springer.

Gronroos, C. (1990). Service Management: A Management Focus for Service Competition. International Journal of Service Industry Management.

Josepth Cronin and Steven Taylor. (1992). Measuring Service Quality - A Reexamination And Extension. Journal of Marketing.

L.Oliver, R. (1980). A Cognitive Model of the Antecedents and Consequences of Satisfaction Decisions. Journal of Marketing Research.

Nguyễn Khánh Trung. (2011). Tạp chí Nghiên Cứu Quốc Tế và So Sánh Giáo Dục. Nguyễn Ngọc Quang. (1989). Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Tập bài giảng

Sau Đại Học.

Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê. (1997). Giáo dục học đại cương. NXB Giáo Dục.

Nguyễn Thị Bảo Châu & Nguyễn Thị Bích Châu. (2013). Đánh giá mức độ hài lòng của SV đối với chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ giai đoạn 2012 - 2013. Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Mơ. (2005). Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch

Một phần của tài liệu Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường đại học việt đức (Trang 110 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)