9. Cấu trúc của đề tài:
3.2.3. Tăng cường quản lí dịch vụ tư vấn pháp lí, tâm lí xã hội
3.2.3.1. Mục tiêu của nhóm biện pháp
Nhằm nâng cao hiệu quả QL dịch vụ tư vấn pháp lý, tâm lý xã hội cho SV đa quốc gia theo học trong nhà trường, đơn giản hoá các quy trình, thủ tục hành chính mà đảm bảo được chất lượng, hiệu quả là nâng cao vị thế của nhà trường về chất lượng và hiệu quả hoạt động. Giúp SV đạt được nhu cầu một cách nhanh chóng, tạo lòng tin, sự tín nhiệm của SV đối với các quy trình cung cấp dịch vụ của trường.
Ngoài ra, biện pháp góp phần cao chất lượng cuộc sống tinh thần của SV trong nước và quốc tế nói chung và hiệu quả học tập nói riêng, đồng thời hình thành các kĩ năng đương đầu với những khó khăn trong công việc, cuộc sống tương lai cho người học. QL dịch vụ tư vấn pháp lí, tâm lý xã hội nhằm hướng tới định hướng chiến lược phát triển dịch vụ sinh viên theo hướng tạo giá trị hài hòa về kiến thức pháp luật và cân bằng tâm lý và tinh thần cho người học, đổi mới, tạo chiều sâu trong các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ sinh viên.
3.2.3.2. Nội dung của nhóm biện pháp
Để tăng cường QL dịch vụ tư vấn pháp lí, tâm lí xã hội tại trường ĐHVĐ, tác giả đã đề ra các biện pháp như sau:
- Tăng cường công tác tư vấn pháp lí trong nhà trường và phối hợp địa phương:
Tư vấn pháp lí, luật pháp luôn cần gắn với chính quyền của địa phương. Việc phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan công quyền có vai trò quan trọng trong việc triển khai công tác này.
Thứ nhất, cần phát huy vai trò của chính quyền địa phương, công an địa phương trong công tác quyên truyền các quy định của nhà nước, những điều SV không được làm với cộng đồng SV trong trường
Thứ hai, cần lên hệ chặt chẽ với chính quyền và công an địa phương để giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh viên về trật tự trị an, QL dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia. Tham mưu với lãnh đạo địa phương đưa các nội dung hoạt động giáo dục vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Thứ ba, tổ chức các “ngày định hướng” cho SV quốc tế để SV quốc tế được phổ biến các quy định của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng các thông tin và quy định và chủ quyền Việt Nam
- Tăng cường chất lượng dịch vụ tư vấn tâm lí:
Với sự phát triển nhanh của kinh tế và xã hội, SV cũng sẽ đối mặt với nhiều áp lực cũng như phát sinh những vấn đề tâm lí khác nhau. Vì vậy, Trường ĐH VĐ cần tăng cường chất lượng dịch vụ tư vấn tâm lí.
Thứ nhất, cần cung cấp phong phú hơn các dịch vụ tư vấn như, rối nhiễu tâm lí: Trầm cảm, lo âu, stress, ám ảnh, khủng hoảng...; Định hướng tương lai, nghề nghiệp; Áp lực học tập, khó tập trung, bạo lực học đường...; Tư vấn về tình yêu, tình bạn, về giới tính, nhận thức bản thân; Các mối quan hệ gia đình và xã hội: Căng thẳng, xung đột, bạo hành, tình dục...; Những băn khoăn, lo lắng, phiền muộn khác.
Thứ hai, định kỳ tổ chức các khóa cân bằng tâm lí, các buổi trò chuyện về các chủ đề về tâm lí học đường theo chủ đề về tình yêu, vượt qua nỗi sợ hãi v.v...
3.2.3.3. Cách thực hiện nhóm biện pháp
Mở các lớp dạy kĩ năng mềm cho sinh viên, như: kĩ năng giao tiếp ứng xử, làm việc nhóm, đàm phán thương lượng, kĩ năng lắng nghe, thuyết trình trước đám đông… với mục đích trang bị những kĩ năng cần thiết cho sinh viên.
Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ QL trong trường, GV, CBQL ký túc xá như tổ chức hội thảo, tọa đàm, giao lưu học hỏi kinh nghiệm QL với các đơn vị có cùng chức năng, nhiệm vụ với ký túc xá theo định kì hàng năm.
Kết hợp với các trung tâm về tâm lí học đường, các khoa tâm lí của ĐH đối tác để làm phong phú các hoạt động tham vấn tâm lí và pháp lí
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
Nhà trường tạo điều kiện và CSVC phù hợp để phát triển dịch vụ. BGH cần thiết có nhận thức đúng đắn trong việc chăm lo đến đời sống tinh thần cho SV.
Tiếp tục thực hiện tuyên truyền đến SV các văn bản chỉ đạo của nhà trường về pháp luật, quy định thực hiện trong khuôn khổ pháp luật với cộng đồng SV.