Thực trạng quản lí dịch vụ hỗ trợ phương tiện di chuyển, phát triển cá

Một phần của tài liệu Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường đại học việt đức (Trang 71 - 77)

9. Cấu trúc của đề tài:

2.4.6 Thực trạng quản lí dịch vụ hỗ trợ phương tiện di chuyển, phát triển cá

nhân trong môi trường đa quốc gia

Hỗ trợ phương tiện di chuyển giúp kết nối SV ở nhiều địa phương khác nhau. Đặc điểm Trường ĐHVĐ nằm tại tỉnh Bình Dương nên các phương tiện di chuyển cần thuận tiện để có thể liên kết với các vùng công nghiệp khác, ngoài ra SV quốc tế cũng sẽ thuận tiện và cảm thấy an toàn khi được hỗ trợ các phương tiện di chuyển phù hợp. Ngoài ra việc phát triển cá nhân của từng SV cũng cần được chú trọng để mỗi cá nhân được phát triển thông qua các hoạt động tại trường. Để đánh giá thực

trạng QL dịch vụ dịch vụ hỗ trợ phương tiện di chuyển, phát triển cá nhân tại ĐHVĐ, đề tài đã khảo sát 2 nhóm khách thể khảo sát (nhóm 1 - CBQL: 150 người; nhóm 2 – SV: 200 người) được ghi nhận ở Bảng 2.12.

Bảng 2.12. Thực trạng quản lí dịch vụ hỗ trợ phương tiện di chuyển, phát triển cá nhân trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức

Stt Quản lí dịch vụ hỗ trợ phương

tiện di chuyển, phát triển cá nhân

Mức độ đạt được X Xếp loại Thứ bậc

1

Phối hợp với các trường khác và các doanh nghiệp, địa phương tổ chức ưu đãi về phương tiện công cộng chó SV

3.07 Trung bình 7

2 Nâng cao chất lượng các tuyến xe

bus dành cho SV 3.23 Trung bình 5

3 Phối hợp tốt giữa các phòng ban để

vận hành tốt dịch vụ xe bus cho SV 2.97 Trung bình 9

4

Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm về sử dụng dịch vụ xe bus của nhà trường cũng như công cộng

3.70 Khá 1

5 Lực lượng đội ngũ lái xe tôn trọng

và chấp hành đúng luật giao thông 2.83 Trung bình 11 6 Tổ chức việc thường xuyên đánh

giá dịch vụ xe bus trong SV 3.26 Trung bình 3

7

Hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng xe bus của trường và công cộng cho SV quốc tế

3.63 Khá 2

8 Tổ chức các hoạt động phát triển kĩ

9 Tổ chức các hoạt động giao lưu

giữa Việt Nam và các bạn lưu SV 3.26 Trung bình 3 10 Giải quyết kịp thời những nhu cầu

phát triển tâm lý, nhận thức cho SV 3.17 Trung bình 6 11 Công tác hỗ trợ các hoạt động SV

kịp thời và thấu đáo 2.99 Trung bình 8 QL dịch vụ hỗ trợ phương tiện di chuyển, phát triển cá nhân có vai trò quan trọng đối với SV trong trường học đa quốc gia như trường ĐHVĐ. Kết quả khảo sát, tại trường ĐHVĐ được khảo sát trên 11 tiêu chí và kết quả thu được như sau:

Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm về sử dụng dịch vụ xe bus của nhà trường cũng như công cộng với X=3.70 cao nhất trong 11 tiêu chí đưa ra. Sau đó là

tiêu chí “Hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng xe bus của trường và công cộng cho SV quốc tế” với X =3.63 và “Tổ chức việc thường xuyên đánh giá dịch vụ xe bus trong SV” có X =3.26. Qua trao đổi cùng bà Huỳnh Ngọc Thành, cán bộ Phòng Đào tạo và Công tác SV cho rằng: Vào đầu năm học Nhà trường đều tổ chức phổ biến đến cho CB,GV về các phương tiện đi lại phù hợp với SV như: Xe buýt, xe đạp, đi bộ, xe máy,...mỗi phương tiện sẽ phù hợp trên cung đường khác nhau. Đối với SV nước ngoài, khá lạ lẫm với đường, chưa quên lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo sát sao để thực hiện tư vấn, hỗ trợ phương tiện đi lại phù hơp.

Các tiêu chí về phát triển cá nhân, tiêu chí “Tổ chức các hoạt động giao lưu giữa Việt Nam và các bạn lưu SV” với X = 3.26 cho thấy đây là hoạt động được khuyến khích nhằm tạo không gian giải trí lành mạnh, thúc đẩy sự trao đổi văn hóa của SV trong nước và SV quốc tế. Hàng năm, Trường ĐHVĐ phân công Phòng ĐT & CTSV nghiên cứu tổ chức các hoạt động văn hóa động của Việt Nam và Đức, có thể đề cập hoạt động Tết Cổ truyền, Dạ vũ Giáng sinh, ngoài ra các SV cũng chủ động những buổi tiệc, buổi giao lưu BBQ với các SV quốc tế. Tuy nhiên các hoạt động này vẫn chưa phong phú, đồng thời sự khác biệt về văn hóa giữa các hoạt động

của SV quốc tế (SV quốc tế thích các buổi tiệc âm nhạc với DJ và đồ uống có cồn) phần nào giảm sự hấp dẫn của các sự kiện trên.

Với tiêu chí “Tổ chức các hoạt động phát triển kĩ năng mềm cho SV” với X = 2.84 cho ta thấy đánh giá của GV, CBQL và SV không cao. Các hoạt động phát triển kỹ năng mềm còn nhàm chán và chưa thực sự thu hút SV tham gia. Do trường ĐHVĐ là trường có mục tiêu nghiên cứu nên thời gian học tập của SV khá nặng. Các hoạt động trên không bắt buộc, nhà trường không có điểm rèn luyện SV nên việc SV tham gia không cao. Một yếu tố khác dẫn đến hoạt động này thấp đó là việc sắp xếp thời gian tham gia chưa hợp lý. Trường ĐHVĐ chưa tìm được khung giờ tối ưu để cho SV có trải nghiệm tốt nhất khi tham gia những hoạt động kể trên.

Tiêu chí “Công tác hỗ trợ các hoạt động SV kịp thời và thấu đáo” với X = 2.99 cũng thấy được sự khó khăn trong việc hỗ trợ các hoạt động SV trong trường. Việc sâu sát với SV và các hoạt động SV chưa đảm bảo được nhu cầu của SV.

2.4.7 Thực trạng quản lí dịch vụ y tế, sức khỏe trong môi trường đa quốc gia

Dịch vụ y tế, sức khỏe đảm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các điều kiện tốt nhất để SV có được nơi thăm khám và chữa bệnh. Để đánh giá thực trạng quản lý QL dịch vụ y tế, sức khỏe hiện nay tại Trường ĐHVĐ, đề tài đã khảo sát 2 nhóm khách thể khảo sát (nhóm 1 - CBQL: 150 người; nhóm 2 – SV: 200 người) được ghi nhận ở Bảng 2.13.

Bảng 2.13. Thực trạng quản lí dịch vụ y tế, sức khỏe trog môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức

Stt Quản lí dịch vụ y tế, sức khỏe trong môi trường đa quốc gia

Mức độ đạt được

X Xếp loại Thứ bậc

1 Tổ chức thực hiện công tác y tế

trường học 3.79 Khá 1

2 Tổ chức khám sức khoẻ cho SV khi

dịch bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho SV trong thời gian học tập theo quy định

3

Giải quyết những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để học tập; tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ sinh sản cho SV.

2.94 Trung bình 7

4

Công tác quản lý y tế, sức khỏe cho SV rất quan trọng để đảm bảo cho SV có đủ điều kiện sức khỏe tham gia học tập, rèn luyện, các hoạt động ngoại khóa được Nhà trường tổ chức

2.93 Trung bình 8

5

Tổ chức nhà ăn tập thể cho SV trong trường bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.33 Trung bình 5

6

Tổ chức tuyên truyền cho SV bảo vệ sức khỏe khi có dịch, biết chăm sóc sức khỏe

3.69 Khá 3

7 Tổ chức khám trước khi nhập học

cho SV quốc tế 3.36 Trung bình 4

8 Hướng dẫn cho SV làm thẻ bảo

hiểm y tế 3.26 Trung bình 6

Đánh giá chung đánh giá của CB, GV về thực trạng QL dịch vụ y tế, sức khỏe hiện nay được đánh giá đạt ưu điểm về: “Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học” với X=3.79. Sau đó là “Tổ chức khám sức khoẻ cho SV khi nhập học; chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho SV trong thời gian học tập theo quy định” với X=3.71. Qua tìm hiểu, việc chăm sóc sức khỏe cho SV được thực

hiện theo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), từ ngày 01/01/2010, SV trở thành đối tượng bắt buộc tham gia và từ ngày 01/01/2015, “BHYT là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với toàn dân”. Đối với SV, ngoài việc miệt mài học tập, SV còn phải đóng góp tiền học phí, tiền thuê phòng ở trong KTX hoặc ở ngoài khu dân cư, tiền khám sức khỏe tuyển sinh..., trong đó có những chi phí cần thiết để bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh khi bị ốm đau.

Với chính sách BHYT SV như hiện nay, SV có ưu thế lớn trong hưởng thụ các dịch vụ y tế từ Quỹ BHYT. Bên cạnh việc được chi trả khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế; SV còn được hưởng quyền lợi chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại nhà trường.

Bên cạnh đó, một số tiêu chí còn hạn chế như: “Giải quyết những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để học tập; tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ sinh sản cho SV; Công tác QL y tế, sức khỏe cho SV rất quan trọng để đảm bảo cho SV có đủ điều kiện sức khỏe tham gia học tập, rèn luyện, các hoạt động ngoại khóa được Nhà trường tổ chức; Tổ chức nhà ăn tập thể cho SV trong trường bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Qua trao đổi cô Nguyễn Thị Hoa Phòng Y tế cho rằng: “Đầu năm học, lãnh đạo luôn chỉ đạo phòng, ban, GV, nhân viên tuyên truyền về vai trò của BHXH, phát đơn đăng ký. Ngay khi bắt đầu tham gia BHYT, SV đã được hưởng các quyền lợi thông qua công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại nhà trường như: sơ cấp cứu, xử lý ban đầu khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập. Nếu đi khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến, SV được chi trả các mức 80% - 95% - 100%, tùy theo từng mã thẻ và trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT. Cụ thể, SV được hưởng các dịch vụ kỹ thuật, thuốc, máu, vật tư y tế theo danh mục điều kiện, tỷ lệ quy định của Bộ Y tế. Mặt khác, SV được miễn đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT khi tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT trong năm vượt quá 6 tháng lương cơ sở và đi khám chữa bệnh đúng quy định”.

Bên cạnh đó, nhà trường đã tổ chức tuyên truyền cho SV bảo vệ sức khỏe trong khi dịch bệnh gia tăng.

Mỗi thế hệ SV có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, phụ thuộc vào sự thay đổi của công nghệ, của kinh tế, đời sống văn hóa. Do đó, ban lãnh đạo cần đánh giá nhu cầu, đặc điểm tâm ly SV có thể đưa ra những chính sách, phương án mới thay thế nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của người học, tăng thêm uy tín, hình ảnh thương hiệu, góp phần tăng sự cạnh tranh trong môi trường giáo dục đào tạo.

Thực tế, SV thường sống xa nhà nên việc chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, đa phần các em chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe, đặc biệt khi dịch bệnh Covid 19 ngày càng diễn biến phức tạp. Trước tình hình trên, đòi hỏi Nhà trường cần có biện pháp tích cực, thăm khám sức khỏe cho SV đặc biệt là SV nước ngoài, đảm bảo biện pháp phòng chống, cách ly kịp thời, tổ chức dạy học trực tuyến đảm bảo an toàn cho SV khi ở môi trường nội trú.

Một phần của tài liệu Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường đại học việt đức (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)