Chú trọng quản lí dịch vụ nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường đại học việt đức (Trang 93 - 96)

9. Cấu trúc của đề tài:

3.2.4. Chú trọng quản lí dịch vụ nghề nghiệp

3.2.4.1. Mục tiêu của nhóm biện pháp

Hoạt động học tập của SV đóng vai trò rất quan trọng trong đào tạo đại học. Để SV ra trường có kĩ năng nghề nghiệp, tự tin trong lao động, Nhà trường cần tăng cường QL dịch vụ nghề nghiệp nhằm rèn luyện, hỗ trợ SV bổ sung kiến thức, kĩ năng. Biện pháp này nhằm trang bị cho SV năng lực học tập nói chung, đặc biệt là năng lực tự học, trao đổi về kiến thức chuyên môn, rèn luyện kĩ năng NCKH để họ sử dụng hiệu quả thời gian học tập ngoài giờ lên lớp nhằm đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp khi ra trường.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Dịch vụ nghề nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong bất kì trường đại học nào. Để chú trọng QL dịch vụ nghề nghiệp, tác giả đề xuất các biện pháp nhứ sau:

- Tăng cường sự phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Thứ nhất, Nhà trường cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với các doanh nghiệp vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc tìm hiểu nhu cầu của người sử dụng lao động, thiết kế chương trình học sát với yêu cầu công việc thực tế.

Thứ hai, trường ĐHVĐ cần phối hợp với các doanh nghiệp để đánh giá tính thực tiễn, tính khoa học trong chương trình đào tạo. Điều này giúp cho các chương trình đào tạo được cập nhật và bắt kịp xu thế mới nhất trong nền công nghiệp 4.0 hiện nay. Đổi mới chương trình theo nhu cầu công nghiệp cũng góp phần thu hút SV quốc tế khi hiện nay công việc mang tính toàn cầu, đặc biệt tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Thứ ba, việc hợp tác với doanh nghiệp có ý nghĩa đôi bên càng có lợi. Mô hình trường đại học đảm nhiệm công tác nghiên cứu, thí nghiệm và chuyển giao đến doanh nghiệp là mô hình tiêu biểu của CHLB Đức. Việc tìm kiếm các đề tài phù hợp từ doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu và thực hành của SV. Nhà trường sẽ không mất nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc để tìm kiếm và theo đuổi các chương trình thực hành phù hợp. Doanh nghiệp cũng sẽ giảm được chi phí về thời

gian và tiền bạc để đào tạo lại lực lượng lao động mới tuyển. Bên cạnh đó, thu hút sự ủng hộ của các doanh nghiệp trong việc tài trợ, cung cấp phương tiện dạy học đó cũng là môi trường rèn luyện tốt nhất cho các SV cả về tay nghề lẫn tác phong công nghiệp, ứng xử nơi làm việc. Qua đó làm phong phú hơn các hoạt động rèn luyện của SV. SV cũng sẽ thấy được môi trường thực tế của doanh nghiệp như thế nào. Ngoài ra, doanh nghiệp còn hỗ trợ nhà trường trong kinh phí và CSVC.

Đối với các trường ĐHVĐ, lợi ích đạt được là tăng cơ hội việc làm cho sinh viên, mở rộng thêm hoạt động NCKH. Ngoài ra, doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng ngay tại nhà trường, đặc biệt là các SV nước ngoài có khả năng vận dụng được nhiều ngôn ngữ khác nhau là một lợi thế rất lớn của trường ĐHVĐ.

- Mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ nghề nghiệp

Dịch vụ nghề nghiệp trong SV không chỉ gói gọn trong việc tìm kiếm và cung cấp các cơ hội việc làm, cơ hội phát triển cá nhân của sinh viên, trong môi trường cạnh tranh quốc tế hiện nay, việc mở rộng dịch vụ và làm phong phú dịch vụ nghề nghiệp trở nên quan trọng hơn hết.

Thứ nhất, phát triển các dịch vụ đã có theo chiều sâu. Các sự kiện, hội thảo và dịch vụ việc làm cần được làm mới mỗi năm. Chú ý đến tính chất khác nhau của từng thế hệ.

Thứ hai, CBQL dịch vụ nghề nghiệp cần được tiếp xúc và học hỏi thường xuyên với trường đại học đối tác nhằm tìm hiểu các cách làm hay, thực tế và hiện đại trong phát triển dịch vụ.

Thứ ba, cần ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin để dịch vụ nghề nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận các SV dù đang ở bất kỳ đâu.

3.2.4.3. Cách thực hiện nhóm biện pháp

Thứ nhất, thành lập các CLB học tập, giúp phần tạo điều kiện giúp SV có thể trao đổi kinh nghiệm về tự học, trao đổi về kiến thức chuyên môn, rèn luyện kĩ năng NCKHđồng thời giúp SV có điều kiện tiếp cận với thực tế. Ngoài ra các CLB học

tập còn là cầu nối giữa trường với các nhà tuyển dụng thông qua các cuộc thi học thuật góp phần thu hút nhà tuyển dụng lựa chọn SV xuất sắc.

Thứ hai, tăng cường mối quan hệ giữa trường ĐHVĐ và cựu SV. Cựu SV là đại sứ tốt nhất về chất lượng đào tạo của trường và là cầu nối hữu hiệu giữa nhà tuyển dụng nơi cựu SV đang làm việc với SV của trường. Đây là kênh thông tin khách quan và hữu ích, vì hơn ai hết bản thân cựu sinh viên sẽ biết mình thiếu những kiến thức và kĩ năng gì khi trực tiếp làm việc và nhà tuyển dụng sẽ cho chúng ta biết những gì họ cần ở người lao động để hoàn thành tốt công việc được giao.

Thứ ba, nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm công khai đầy đủ các thông tin về tuyển dụng, việc làm và xu hướng như: phần mềm QL, cổng thông tin việc làm v.v.... Hơn nữa, nhà trường cần coi sinh viên vừa là khách hàng, vừa là người cộng sự làm cho môi trường đại học dân chủ hơn và đồng thời góp phần phát triến kĩ năng xã hội của sinh viên. Do đó trách nhiệm và quyền lợi của sinh viên phải được khuyến khích và công nhận đầy đủ, cần có sự tin tưởng, đối xử công bằng. Để sinh viên có quyền cao nhất tự quyết kế hoạch phát triển sự nghiệp của mình của mình.

Thứ tư, phát huy vai trò, sự ủng hộ của các doanh nghiệp. Nhà trường cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với các doanh nghiệp vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc tìm hiểu nhu cầu của người sử dụng lao động, thiết kế chương trình học sát với yêu cầu công việc thực tế. Có làm như vậy thì chương trình đào tạo mới thường xuyên được cập nhật và đổi mới phù hợp với nhu cầu của sản xuất. Nhà trường sẽ không mất nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc để tìm kiếm và theo đuổi các chương trình thực hành phù hợp. Doanh nghiệp cũng sẽ giảm được chi phí về thời gian và tiền bạc để đào tạo lại lực lượng lao động mới tuyển. Bên cạnh đó, thu hút sự ủng hộ của các doanh nghiệp trong việc tài trợ, cung cấp phương tiện dạy học đó cũng là môi trường rèn luyện tốt nhất cho các học viên cả về tay nghề lẫn tác phong công nghiệp, ứng xử nơi làm việc.

Ngoài việc phối hợp, phát huy các nguồn lực trong đổi mới QL dịch vụ sinh viên trong môi trường đa văn hóa, Đại học Việt Đức cần xây dựng môi trường học

tập văn minh, văn hóa, cảnh quan nhà trường nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho SV.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Nhà trường thường xuyên cung cấp thông tin về chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp giảng dạy cũng như đề xuất những nhu cầu thiết yếu khác tới phía doanh nghiệp. Định kỳ tiếp xúc tìm để hiểu nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, qua đó góp phần xây dựng chuẩn đầu ra cho quá trình đào tạo.

Nhà trường cùng doanh nghiệp thiết lập cơ chế thỏa đáng nhằm khuyến khích các tập thể và cá nhân trên danh nghĩa cơ sở đào tạo đại học ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên trong quá trình thực tập, thực hành, định hướng nghề nghiệp cũng như cung cấp trang thiết bị cho nhà trường... Trường ĐHVĐ cần mở ra các điều kiện để đội ngũ doanh nhân trực tiếp tham gia giảng dạy những nội dung cần thiết có thiên hướng thực hành trong chương trình đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường đại học việt đức (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)