Thực trạng quản lí dịch vụ nghề nghiệp trong môi trường đa quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường đại học việt đức (Trang 64 - 68)

9. Cấu trúc của đề tài:

2.4.4 Thực trạng quản lí dịch vụ nghề nghiệp trong môi trường đa quốc gia

Dịch vụ nghề nghiệp là một trong những dịch vụ quan trọng nhất vì đây là một trong yếu tố đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường. Trong quá trình học tập SV sẽ được trường ĐHVĐ tổ chức các chương trình huấn luyện kĩ năng cũng như các buổi seminar tiếp xúc với doanh nghiệp. Để đánh giá thực trạng QL dịch vụ nghề nghiệp ĐHVĐ, đề tài đã khảo sát 2 nhóm khách thể khảo sát (nhóm 1 - CBQL: 150 người; nhóm 2 – SV: 200 người) được ghi nhận ở Bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý dịch vụ nghề nghiệp trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức

Stt Tiêu chí đánh giá Mức độ đạt được

X Xếp loại Thứ bậc

1 Thành lập tổ chức tư vấn nghề nghiệp,

các chương trình Mentor 3.48 Khá 2

2

Theo dõi, đánh giá ý thức học tập của SV; phân loại, xếp loại SV cuối mỗi học kỳ, năm học, khoá học;

3.17 Trung bình 6

3

Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khoa học – công nghệ và các hoạt động khuyến khích học tập khác;

3.01 Trung bình 7

4

Phối hợp với Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Chuyển giao công nghệ và các cơ quan, doanh nghiệp về công tác tuyển dụng, giới thiệu, tư vấn và tìm việc làm cho SV.

3.97 Khá 1

5 Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư

tưởng, tác phong nghề nghiệp 3.39 Trung bình 4

6

Tổ chức hướng dẫn các lớp SV tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề theo từng ngành học, môn học để củng cố và mở rộng kiến thức cho SV.

3.18 Trung bình 5

7

Tổ chức các buổi định hướng học tập, cơ hội nghề nghiệp tại các công ty, các trường đại học tại các nước khác

Kết quả khảo sát cho thấy, QL dịch vụ nghề nghiệp hiện nay ở mức độ trung bình với X chung từ 3.01 đến 3.97 (Min=1, Max=5). Cụ thể từng nội dung như sau:

Kết quả khảo sát cho thấy, nội dung này hiện nay tập trung vào: “Phối hợp với Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Chuyển giao công nghệ và các cơ quan, doanh nghiệp về công tác tuyển dụng, giới thiệu, tư vấn và tìm việc làm cho SV” có X=3.97.

Hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ trên nhiều phương diện của đời sống xã hội. Trong xu thế này, nhà trường phải rất linh hoạt trong việc thay đổi chương trình, mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp với sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội nói chung, nhà tuyển dụng nói riêng. Để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các nhà trường không chỉ có sứ mệnh đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phải có chiến lược đào tạo đón đầu xu thế phát triển. Để thực hiện được nhiệm vụ này, không thể thiếu sự liên kết của cộng đồng doanh nghiệp và sự định hướng của các cơ quan chức năng. Nhờ có sự gắn kết chặt chẽ, nhiều công ty đã hỗ trợ trang thiết bị cho nhà trường. Chẳng hạn, Công ty Robert Bosch Việt Nam đã hỗ trợ xưởng thực hành công nghiệp 4.0 với đầy đủ trang thiết bị, cánh tay robot và phần mềm để SV làm quen với việc thao tác công nghiệp hiện đại... Trong khi đó, nhiều công ty khác, như tập đoàn Adidas đã có những dự án phát triển và nghiên cứu do ĐHVĐ được trang thiết bị hiện đại. Đây là hoạt động có vai trò quan trọng của DVSV khi SV có cơ hội thực hành với các thiết bị tiên tiến với các chủ đề tiệm cận thực tế tại doanh nghiệp. Được đào tạo trong tiêu chuẩn của Đức và khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo nên Trường ĐHVĐ đang là nguồn nhân lực chất lượng cho các công ty trong khu vực tìm đến.

Tiêu chí thứ hai là: “Thành lập tổ chức tư vấn nghề nghiệp, các chương trình Mentor” có trị X=3.48. Qua tìm hiểu, công tác tư vấn, hướng nghiệp, hỗ trợ thực tập,

việc làm cho SV luôn được BGH quan tâm, chú trọng thông qua các hoạt động: Tổ chức Ngày hội việc làm; các buổi toạ đàm với sự tham gia của các diễn giả, các nhà tuyển dụng, tạo cầu nối giữa các nhà tuyển dụng với SV. Cùng với hoạt động hỗ trợ

về đời sống, thực tập & việc làm các câu lạc bộ học thuật ở trường. Hỗ trợ SV với các hoạt động thiết thực, giúp SV hoàn thiện nhân cách và kỹ năng sống, góp phần đào tạo nguồn lực chất lượng cao, trình độ cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các chương trình Mentor cũng được triển khai nhằm tăng hiệu quả hỗ trợ các nhân 1-1 từ các GV và các anh chị đi trước.

Trao đổi cùng Ts. Thomas Guidat, GV ngành Kỹ thuật cơ khí cho rằng:

“Trường ĐHVĐ đã đẩy mạnh phối hợp công tác với các trường, doanh nghiệp, hội cựu SV… thu hút hỗ trợ phát triển các hoạt động chuyên môn và tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ việc làm theo nhu cầu SV, tìm kiếm các cơ hội thực tập, các dự án liên quan đến công ty phù hợp với nhu cầu việc làm của SV”.

Bên cạnh đó, một số tiêu chí ít được đánh giá cao như: “Theo dõi, đánh giá ý thức học tập của SV; phân loại, xếp loại SV cuối mỗi học kỳ, năm học, khoá học; Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khoa học – công nghệ và các hoạt động khuyến khích học tập khác; Tổ chức hướng dẫn các lớp SV tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề theo từng ngành học, môn học để củng cố và mở rộng kiến thức cho SV”. Do triết lý giáo dục của Đức đó là việc học là việc cá nhân của SV nên công tác đánh giá ý thức học tập của SV chưa triển khai đồng bộ. Ngoài ra, trường ĐHVĐ nằm khá xá Tp.HCM – trung tâm khoa học, công nghệ và kinh tế của miền Nam nên cũng có những khó khăn nhất định trong triển khai các cuộc thi khoa học, công nghệ. Vị trí địa lý cũng ảnh hưởng lớn trong việc mời các chuyên gia, các tổ chức đến trao đổi và truyền đạt các kiến thức thực tế nghề nghiệp cho SV.

Biểu đồ 2.2: Tiếp xúc hỗ trợ về nghề nghiệp và thực tập

(Nguồn: Trường ĐHVĐ)

Kết quả khảo sát ý kiến người học cho thấy: 68% SV cho rằng chưa nhận được sự tiếp xúc hỗ trợ về nghề nghiệp và thực tập trong đó có học viên thạc sĩ có 55%.

Điều đó cho thấy, trong thời gian tới nhà trường cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ SV theo học về nghề nghiệp như hoạt động thư viện, kĩ năng mềm, tư vấn du học…

Một phần của tài liệu Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường đại học việt đức (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)