9. Cấu trúc của đề tài:
2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG
2.6.1. Ưu điểm
Trong thời gian qua Nhà trường ban hành đầy đủ các văn bản qui định về tổ chức, cơ chế quản lý; các quy chế, quy định về chuyên môn, về quản lý SV được xây dựng phù hợp với điều kiện của đơn vị dựa trên các văn bản pháp lý của Nhà nước. Định kỳ trường tổ chức các hội thảo, hội nghị về công tác QL SV để lắng nghe những ý kiến phản hồi từ GV, NV, từ CBQL làm công tác SV, từ SV để có sự điều chỉnh về kế hoạch, chính sách, chế độ và các phương hướng thực hiện để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý SV. Nhà trường cũng lắng nghe tiếng nói của SV và có những điều chỉnh cho phù hợp với các yêu cầu chính đáng
Bộ máy tổ chức tương đối hợp lý, phù hợp với quy định và mục tiêu của Nhà trường. Chức năng - nhiệm vụ của từng đơn vị, quyền hạn - nghĩa vụ của từng cá nhân trong trường được phân định rõ ràng, công khai. Trường ĐHVĐ có chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý về chuyên môn và nghiệp vụ.
Cơ sở vật chất, các công trình kiến trúc và trang thiết bị đào tạo bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp công nghiệp đương đại được đầu tư từ các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án vốn ODA, ADB và tài trợ không hoàn lại.
Phòng Đào tạo và Công tác SV thường xuyên chủ động tiếp cận các dịch vụ mới, phối hợp các phòng ban liên quan để hỗ trợ các DVSV.
2.6.2. Hạn chế
Các biện pháp thực hiện đổi mới ít hiệu quả đặc biệt, nhận thức của CB,GV,NV về đổi mới quản lý còn phiến diện, chưa tích cực tham gia thực hiện. DVSV đôi lúc chưa nhận được sự hỗ trợ từ BGH và các phòng ban trong trường.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, hình thành nhân cách, lối sống cho SV; đẩy mạnh công tác Hội thực hiện còn nghèo nàn, chưa phù họp với đối tượng SV
trong trường. Các phương thức tiếp cận chưa phù hợp với trình độ nhận thức của từng loại đối tượng nên kết quả đạt được chưa đồng đều ở các trình độ đào tạo. Công tác tuyên truyền về lịch sử, các kỉ niệm ngày truyền thống cũng chưa được quan tâm đúng mức do cần cân nhắc sự hài hòa của các đối tượng SV trong nước và SV các nước khác.
QL SV tại KTX đôi lúc còn lỏng lẻo, chưa triệt để. Cán bộ QL KTX mỏng nên đôi lúc thiếu quan tâm, sâu sát đối với SV. Hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ đối với SV nội trú được tổ chức nhưng chưa thu hút quá nhiều sự quan tâm.
Sự phối hợp của các đơn vị trong trường còn chưa chặt chẽ, chưa phát huy hết sức mạnh của các đơn vị, cá nhân có chức năng quản lý SV nên hiệu quả hoạt động chưa cao.
Đặc biệt hỗ trợ SV về nghề nghiệp, sức khỏe chưa hữu hiệu, sự phối hợp giữa Phòng ĐT & CTSV, GV, Khoa thiếu đồng bộ. Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật chưa thực hiện. Các kế hoạch thiếu sự phối hợp, mang tính chủ quan, nặng về các hình thức xử lý hơn các biện pháp giáo dục nên làm giảm đi sự nhiệt tình và trách nhiệm của lực lượng trực tiếp tiếp xúc SV.
Ngân sách cấp chi thường xuyên hạn hẹp và không tăng trong khi thiết cần đầu tư nhiều về DVSV. Công tác xã hội hóa các hoạt động chưa triệt để, Nhà trường phải hỗ trợ nhiều. Đội ngũ CB, GV, NV tham gia vào công tác dịch vụ sinh viên còn hạn chế, thụ động, chưa nhiệt tình, năng nổ.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, hình thành nhân cách, lối sống cho SV còn thiếu tính trọng tậm. Xây dựng môi trường giáo dục nội trú, ngoại trú còn hạn chế. Đặc biệt, chưa phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý DVSV trong môi trường đa quốc gia
Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia còn thiếu thốn.
Trong những năm qua, Trường ĐHVĐ luôn không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh, luôn là địa chỉ tin cậy về chất lượng đào tạo cho SV hướng tới.
Kết quả khảo sát thực trạng chỉ rõ về thực trạng quy mô đào tạo, chất lượng SV trong trường và cơ cấu, đặc điểm CB,NV Phòng Công tác SV được thống kê về mặt số lượng, chất lượng. Đặc biệt luận văn đã khảo sát, đánh giá trung thực về thực trạng công tác quản lý SV ở Trường ĐHVĐ và thực trạng các giải pháp đã sử dụng để quản lý SV ở Trường ĐHVĐ. Trên cơ sở đó chỉ ra thành công, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng trên.
Kết quả khảo sát thực trạng trên đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý DVSV trong môi trường đa quốc gia ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3. NHÓM BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DỊCH VỤ SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA TẠI ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
Không chỉ sinh viên trong nước, trường ĐHVĐ còn chú trọng việc đến việc hút sinh viên ngoài nước tham gia học tập và nghiên cứu. Với mục tiêu trên trường ĐHVĐ cần chú ý tới nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho sinh viên và cải thiện sự hài lòng của sinh viên về nhà trường. Muốn tăng cường DVSV để trở thành điểm đến hấp dẫn của SV quốc tế, trường ĐHVĐ cần phải thực hiện nhiều biện pháp để nâng chất lượng DVSV đang có. Ngoài ra, Nhà trường cũng cần phải tập trung phát triển những dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của thị trường giáo dục trong nước và quốc tế nhằm đạt mục tiêu trở thành một môi trường giáo dục lý tưởng cho tập thể sinh viên đa quốc gia.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tác giả đề xuất các biện pháp QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ dựa trên các nguyên tắc sau:
3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu
Các biện pháp được nêu ra dựa trên sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược phát triển dài hạn của nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ phục vụ SV tại trường Đại học Việt Đức.
3.1.2 Đảm bảo tính hệ thống
Các biện pháp phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa truyền thống QL Nhà trường, QL DVSV trong môi trường đa quốc gia, QL đào tạo, QL học tập; phát huy được những ưu điểm, thành quả của hệ thống QL hiện tại. Các biện pháp đưa ra trên cơ sở kế thừa, phát huy những ưu điểm của các biện pháp đã áp dụng. Việc đổi mới, phát triển thể hiện ở chỗ khắc phục hạn chế, tìm ra cái mới, cái hợp lý, hoàn thiện và phù hợp hơn những mặt hạn chế của các biện pháp đã thực hiện trước đây. Những biện pháp đề ra phải xuất phát từ thực tiễn và điều kiện triển khai của địa phương; kế thừa những biện pháp đã thực hiện phát huy hiệu quả, thay thế những biện pháp không còn phù hợp.
3.1.3. Bảo đảm tính thực tiễn
Các biện pháp đổi mới công tác QL dịch vụ sinh viên trong môi trường đa văn hóa trong trường ĐHVĐ được xây dựng phải dựa trên nhu cầu của CBQL, GV, đáp ứng yêu cầu học tập, đảm bảo điều kiện sống cho SV; phải thuyết phục được họ trong quá trình áp dụng; được sự đồng thuận của các cấp QL trong trường ĐHVĐ, GV; nếu không sẽ thiếu tính khả thi và không áp dụng được. Biện pháp phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn đổi mới công tác QL DVSV trong môi trường đa quốc gia trường ĐHVĐ một cách thuận lợi, sát thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng QL của người lãnh đạo Nhà trường.
Kết quả nghiên cứu thực trạng ở Chương 2 là cơ sở thực tiễn của việc đề xuất biện pháp ở chương 3. Các biện pháp thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế đã được tìm ra trong kết quả nghiên cứu thực trạng, nhằm cải thiện thực trạng, đảm bảo công tác QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ đạt hiệu quả cao hơn
3.1.4. Bảo đảm tính khả thi
Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi, không hình tượng, đảm bảo có khả năng triển khai một cách hiệu quả Trường ĐHVĐ và đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của SV. Các biện pháp phải có mục tiêu rõ ràng, với nội dung và cách thực hiện được chỉ dẫn một cách chi tiết, điều kiện thực hiện được xác định cụ thể và phải được kiểm chứng, khảo sát một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn. Điều đó sẽ tăng sự thuyết phục về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
3.2. CÁC NHÓM BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DỊCH VỤ SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC
Từ cơ sở lí luận và thực trạng QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ tác giả đề xuất các nhóm biện pháp nhằm tổ chức, cải tiến và phát triển DVSV tại trường ĐHVĐ trở nên hiện đại và tiếp cận với chất lượng DVSV tại các trường đại học ở các nước phát triển.
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giảng viên về tầm quan trọng của quản lý dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia quản lý dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới và nâng cao nhận thức về công tác phục vụ DVSV của CB, NV và GV các phòng, khoa, trung tâm, thư viện, “Thân thiện, nhiệt tình, nhanh chóng” tạo sự gần gũi, tin tưởng của SV sẽ làm cho SV hài lòng hơn, việc sử dụng các dịch vụ trở nên đơn giản, dễ tiếp cận và nhanh chóng.
Đây là biện pháp quan trọng, thay đổi tư duy của đội ngũ CBQL từ tư duy độc đoán về DVSV trở thành tư duy phục vụ, hỗ trợ và đồng hành cùng với sự phát triển của SV trong một môi trường đa quốc gia.
3.2.1.2. Nội dung của nhóm biện pháp
Qua khảo sát về thực tiễn về nhận thức tầm quan trọng của DVSV trong môi trường đa quốc gia cho thấy đa phần CBQL đã nhận thức rất rõ về vai trò của DVSV trong trường ĐHVĐ. Vì vậy, đội ngũ CBQL, cần phải nhận thức đầy đủ và đúng đắn những nội dung của DVSV, và thường xuyên tìm kiếm những cách làm hay làm mới phù hợp với môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ. Để nang cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của DVSV cần thực hiện các nội dung sau:
- Tổ chức xây dựng văn hóa dịch vụ trong nhà trường
Nhà trường nên nghiêm túc trong việc chỉ đạo xây dựng văn hóa dịch vụ. Quán triệt trong toàn trường thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn, chuẩn mực một cách nghiêm túc. Hướng đến mục tiêu hoạt động vì người học và sự phù hợp, nhà trường luôn coi trọng mối quan hệ sinh viên - nhà trường và coi “sinh viên vừa là khách hàng vừa là sản phẩm của nhà trường”. Mối quan hệ này được nhà trường xây dựng và phát triển một cách bền vững nhằm tạo ra những công dân toàn cầu có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, khả năng hội nhập góp phần hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và làn sóng công nghiệp 4.0 đã đến.
Trong mối quan hệ này, nhà trường đóng vai trò vừa là nhà sản xuất, vừa là nhà cung ứng sản phẩm, dịch vụ đào tạo cho xã hội, còn sinh viên được coi là khách hàng sử dụng dịch vụ và cũng là sản phẩm của quá trình đào tạo trong nhà trường.
Thứ nhất, thái độ phục vụ: Cần phải xem SV là khách hàng của mình và có thái độ ứng xử thân thiệt, nhiệt tình. Tránh tình trạng hách dịch, cáu gắt thậm chí chửi mắng SV. Tạo khoản cách và ấn tượng không tốt trong lòng SV.
Thứ hai, chuyên môn nghiệp vụ: Trong từng lĩnh vực, đội ngũ nhân viên cần được trang bị kiến thức và nghiệp vụ về dịch vụ đó. Trong đó, cần chú trọng đến kỹ năng giao tiếp và ứng xử có văn hóa trong giao tiếp. Tạo điều kiện cho nhân viên được học tập nâng cao trình độ để phục vụ công việc được tốt hơn.
Thứ ba, Kiểm tra, kiểm soát: Nhà trường cần có chế độ kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của cơ quan đối với nhân viên, thường xuyên tiếp xúc với SV để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của SV, những vấn đề khó khăn cần được hỗ trợ. Kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm quy định, Có biện pháp chế tài cụ thể cho từng trường hợp, từng bộ phận vi phạm quy định. Qua đó, xây dựng danh tiếng và thương hiệu của nhà trường.
- Nâng cao năng lực QL cho CBQL
CBQL là lực lượng nồng cốt của nhà trường trong công tác QL và vận hành DVSV. Nâng cao chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL là nâng cao chất lượng DVSV của nhà trường. Với đội ngũ CBQL có tâm huyết, có chuyên môn cao sẽ góp phần định hướng DVSV. CBQL cần được nâng cao năng lực để có được những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trong vận hành DVSV và đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong công việc. Điều này đồng nghĩa với uy tín, chất lượng và vị thế của nhà trường được nâng lên một tầm cao mới. Do vậy, đối với đội CBQL cần được nâng cao năng lực như sau
Thứ nhất, Cần được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm phục vụ tốt hơn trong công vận hành DVSV. Làm tốt công tác định hướng, lập kế hoạch và dự báo để chủ động nhân lực và vật lực trong DVSV.
Thứ hai, Cần được liên tục nhắc nhở và cải thiện chuyên môn, nghiệp vụ nhằn giúp cho SV trong việc định hướng học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong học tập. Thực hiện dùng theo chức năng, nhiệm vụ được quy
định công tác cố vấn học tập của trường. Tránh tình trạng hách dịch, quan liêu trong công việc gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và mất lòng tin đối với SV.
- Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả dịch vụ
Để cải tiến và khắc phục những hạn chế về DVSV, trường ĐHVĐ cần thực hiện và xây dựng các cơ chế kiểm tra, giám sát DVSV như sau:
Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy chế nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng của DVSV. Chủ động phát hiện sớm các khó khăn để phòng ngừa việc chất lượng DVSV không được đảm bảo.
Thứ hai, phát huy vai trò của lãnh đạo các phòng ban, của BGH chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chất lượng DVSV. Kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh và nhanh chóng đề ra khen thưởng và kỉ luật cho cá nhân và tập thể thực hiện tốt DVSV.
3.2.1.3. Cách thực hiện nhóm biện pháp
Để thực hiện hiệu quả các nội dung của biện pháp nâng cao nhận thức cán bộ QL, giảng viên về tầm quan trọng của QL DVSV trong môi trường đa quốc gia, tác giả đề xuất một số cách thức thực hiện các nội dung trên như sau:
- Tăng cường các lớp tập huấn với các chuyên gia trong nước và ngoài nước để tăng cường nghiệp vụ và nhận thức về DVSV trong môi trường đa quốc gia.
- Áp dụng các ứng dụng về công nghệ để mang DVSV nhanh nhất và thuận tiện nhất đến với mọi SV khi cần.
- Tích cực áp dụng các mô hình vận hành DVSV tiên tiến trên thế giới
- Liên tục đánh giá, gần gũi với SV để nhận được những phản ánh nhanh nhất