9. Cấu trúc của đề tài:
2.4.5 Thực trạng quản lý dịch vụ hỗ trợ tài chính
Dịch vụ hỗ trợ tài chính của trường ĐHVĐ được vận hành với mục tiêu làm vơi đi nỗi lo của các học sinh đạt tiêu chuẩn theo học nhưng gặp khóa khăn trong việc thanh toán các khoản phí của nhà trường, ngoài ra để thu hút SV từ các nước khác theo học, dịch vụ hỗ trợ tài chính còn có mục tiêu cung cấp những thông tin về các gói hỗ trợ tài chính cũng như các phương án thanh toán phù hợp cho SV quốc tế. Để đánh giá thực trạng QL dịch vụ hỗ trợ tài chính tại Trường ĐHVĐ, đề tài đã khảo sát 2 nhóm khách thể khảo sát (nhóm 1 - CBQL: 150 người; nhóm 2 – SV: 200 người) được ghi nhận ở Bảng 2.11.
Bảng 2.11. Thực trạng quản lí dịch vụ tài chính trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức
Stt Quản lý dịch vụ hỗ trợ tài chính
Mức độ đạt được X Xếp loại Thứ bậc
1 Hướng dẫn SV các dịch vụ hỗ trợ tài
chính 3.69 Khá 1
2 SV được tiếp cận đầy đủ các thông tin
tài chính hữu ích 3.66 Khá 2
3 Nguồn hỗ trợ tài chính phong phú 3.33 Khá 4 4 Các thủ tục hỗ trợ nhanh chóng và
đúng đối tượng 2.79 Trung bình 6
5 SV quốc tế hưởng lợi từ dịch vụ tài
chính 3.39 Trung bình 3
6 Thái độ của nhân viên quản lý đúng
mực 3.25 Trung bình 5
Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng QL dịch vụ hỗ trợ tài chính đạt mức độ trung bình với X chung từ 2.79 đến 3.69 (Min=1, Max=5). Trong đó, tiêu chí “Hướng dẫn SV các dịch vụ hỗ trợ tài chính” được đánh giá ưu điểm nhất với X=3.69, đứng thứ nhất.
Tiêu chí thứ hai là “SV được tiếp cận đầy đủ các thông tin tài chính hữu ích” với X=3.66.
Có thể thấy, học phí cùng sinh hoạt phí, với các bậc phụ huynh và các bạn SV luôn là nỗi lo hàng đầu khi năm học mới bắt đầu. Chia sẻ nỗi lo đó của gia đình, trong nhiều năm qua, trường ĐHVĐ đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp SV tháo gỡ phần nào những khó khăn về tài chính, để các bạn có thể ổn định tâm lý và chuyên tâm học hành.
Theo sự chỉ đạo của BGH, mỗi năm, SV nhập học khóa mới đều được thông báo mức học phí trước khi quyết định chọn trường. Mức học phí này ổn định trong suốt khoá học. Sự ổn định này xuất phát từ 3 giá trị cốt lõi trong chính sách học phí được trường Trường ĐHVĐ cam kết: (1) Học phí được công bố một lần từ đầu khóa, (2) Học phí không tăng trong suốt khóa học, (3) Ngoài học phí ra, SV không đóng thêm bất kỳ khoản tiền nào khác.
Từ nhiều năm nay, chính sách học phí ổn định và minh bạch của Trường ĐHVĐ đã nhận được nhiều phản hồi tốt từ xã hội, nhất là gia đình SV – những người đã tin tưởng gửi gắm con em mình theo học tại trường, họ thực sự chủ động trong kế hoạch tài chính cho con em. Cùng với gia đình, Nhà trường và xã hội luôn là hậu thuẫn, giúp các bạn SV vượt qua những khó khăn của đời sống, kiên trì đi đến chặng cuối của hành trình, với sự bền tâm vững chí.
Ngoài chính sách học phí, trong khả năng có thể, trường ĐHVĐ đã luôn nỗ lực, giúp SV và phụ huynh giải bài toán tài chính, bằng nhiều phương án hỗ trợ khác nhau. Các phương án hỗ trợ thiết thực và hiệu quả: vay vốn, miễn giảm, học bổng… bằng Quỹ Tín dụng vay vốn học tập dành cho SV, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trong năm học này, Trường ĐHVĐ đã giảm 5% học phí cho SV nhằm hỗ trợ các SV bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, cũng liên hệ với các cơ quan chức năng để trao các học bổng, mỗi suất 3 triệu đồng cho các em SV trong vùng cách ly có điều kiện khó khăn.
Ngoài ra các tiêu chí như “Các thủ tục hỗ trợ nhanh chóng và đúng đối tượng”
với X= 2.79 đạt giá trị thấp nhất. Điều này có thể lý giải do Trường ĐHVĐ vẫn là đại học công lập và trực thuộc BGD&ĐT nền các quy chế chi tiêu vẫn phải tuân thủ hướng dẫn và quy trình của nhà nước. Điều này đôi lúc sẽ làm chậm việc thanh toán và hỗ trợ tài chính đúng lúc. Ngoài ra, việc hỗ trợ đúng đối tượng cũng là thách thức khi công tác xác minh chưa thật sự hiệu quả để các gói hỗ trợ được trao đúng tay đối tượng SV cần thiết. Về tiêu chí “SV quốc tế hưởng lợi từ dịch vụ tài chính” với X =
3.39 cho thấy, thực sự dịch vụ hỗ trợ tài chính vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của SV quốc tế và cần sự quan tâm hơn.
Biểu đồ 2.1: Tiếp xúc về các vấn đề tiêp xúc hỗ trợ tài chính
Từ kết quả khảo sát cho thấy, nhằm giảm bớt các thủ tục, tạo sự nhanh chóng và thoải mái nhất cho SV, nhà trường cần bổ sung tính năng đăng ký hỗ trợ trực tuyến trên cổng portal, kèm theo đó là hiển thị bảng theo dõi tiến độ giải quyết vấn đề để SV và các bộ phận liên quan có thể truy cập và xử lý tốt hơn, giúp giảm thiểu công tác giấy tờ tại trung tâm hỗ trợ người học cũng như sự chờ đợi của SV về tài chính. Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa một số thủ tục không cần thiết khi xảy ra lỗi hoặc sai sót không phải của SV. Bộ phận hỗ trợ SV là nơi tiếp xúc với SV nhiều nhất nên tạo thiện cảm với các bạn thông qua thái độ vui vẻ, trách nhiệm và chuyên nghiệp.