Thực trạng quản lí dịch vụ tư vấn pháp lý, tâm lý xã hội trong mô

Một phần của tài liệu Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường đại học việt đức (Trang 60 - 64)

9. Cấu trúc của đề tài:

2.4.3 Thực trạng quản lí dịch vụ tư vấn pháp lý, tâm lý xã hội trong mô

trường đa quốc gia

SV là lứa tuổi có nhiều biến đổi trong tâm lý và hành vi. Đây được xem là lứa tuổi giao thoa giữa thanh niên và trưởng thành. Vì vậy việc cung cấp cho SV những kiến thức về pháp lí và đặc biệt những tham vấn về tâm lí cũng như sự hoạt động và vận hành của xã hội là vô cùng quan trọng. Ngoài ra tư vấn pháp lí cũng có vai trò không thể thiếu trong việc trang bị những kiến thức pháp luật Việt Nam không thể thiếu cho SV quốc tế. Để đánh giá được thực trạng quản lý dịch vụ tư vấn pháp lí, tâm lí, xã hội, đề tài đã khảo sát 2 nhóm khách thể khảo sát (nhóm 1 - CBQL: 150 người; nhóm 2 – SV: 200 người) được ghi nhận ở Bảng 2.9.

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý dịch vụ tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức

Stt Quản lý dịch vụ tư vấn pháp lí, tâm lí, xã hội

Mức độ đạt được

X Xếp loại Thứ bậc

1 Phối hợp với địa phương quản lý SV

ngoại trú, đặc biệt những SV quốc tế. 3.20 Trung bình 5

2

Tổ chức các hoạt động giáo dục SV nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước Việt Nam cho đội ngũ SV Việt Nam và quốc tế

3.49 Khá 2

3 Xây dựng các dịch vụ tư vấn tham vấn

tâm lý cho SV Việt Nam và quốc tế 3.11 Trung bình 6

4

Phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương nắm bắt kịp thời thông tin về SV ngoại trú, thông tin về SV quốc tế đang sinh hoạt tại trường

3.94 Khá 1

5

Tổ chức thực hiện tình hình thực hiện các quy định, nghĩa vụ công dân của SV nơi cư trú và nghĩa vụ của lưu SV quốc tế tại Việt Nam

3.25 Trung bình 4

6

Ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh, các hành động gây gổ, kích động, gây rối trật tự – trị an ở nơi cư trú

3.34 Trung bình 3

7

Tư vấn về sự hòa hợp và tôn trọng khác biệt văn hóa giữa SV Việt Nam và SV quốc tế

Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng QL dịch vụ tư vấn pháp lí, tâm lí xã hội hiện nay đạt mức độ trung bình với X chung từ 2.75 đến 3.94 (Min=1, Max=5). Cụ

thể từng nội dung như sau:

Tiêu chí “Phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương nắm bắt kịp thời thông tin về SV ngoại trú, thông tin về SV quốc tế đang sinh hoạt tại trường”

X=3.94. Sau đó “Tổ chức các hoạt động giáo dục SV nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước Việt Nam cho đội ngũ SV Việt Nam và quốc tế” có X =3.49. Có thể thấy, đây là những cần thiết để SV không thấy bỡ ngỡ khi vào môi trường SV và dễ hòa đồng khi ở môi trường mới.

Qua trao đổi cùng ông Vũ Tiến Nhật - Phó Ban QL KTX cho rằng lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng đến hoạt động hỗ trợ SV: Ngoài các hoạt động QL SV nội trú, Phòng Đào tạo và Công tác SV luôn quan tâm chú trọng tới công tác hỗ trợ SV trong đó có hỗ trợ đời sống, hỗ trợ học tập, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ SV quốc tế. Công tác chăm sóc sức khỏe - Môi trường sống trong KTX luôn được quan tâm, chú trọng. Tiêu chuẩn thứ ba là “Tổ chức các hoạt động giáo dục SV nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước Việt Nam cho đội ngũ SV Việt Nam và quốc tế” có X =3.34. Cùng với tập trung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, những năm qua, Chi Bộ, Ban Giám hiệu Trường ĐHVĐ luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ và thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) với nhiều hình thức phong phú.

Trung bình mỗi năm học, Trường ĐHVĐ có gần 500 SV hệ chính quy cử nhân và thạc sĩ. Hầu hết các SV cử nhân vừa mới rời bậc học THPT và bắt đầu sống tự lập, thiếu sự giám sát của người thân nên có nhiều nguy cơ sa vào các tệ nạn xã hội. Vì vậy, việc tổ chức tuyên truyền PBGDPL trong nhà trường là rất cần thiết, góp phần bồi dưỡng nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho SV. Để công tác tuyên truyền, PBGDPL đạt hiệu quả, hằng năm, BGH Nhà trường đã chỉ đạo công tác về nâng cao nhận thức về phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội; đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức tự bảo vệ, ý thức tham gia giữ

gìn an ninh trật tự. Phân công cán bộ phụ trách và Hội SV giám sát công tác an ninh, trật tự, nắm bắt tư tưởng trong SV. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục SV chấp hành tốt nội quy, quy chế trong nhà trường. Đồng thời, ban hành các văn bản về việc nắm bắt tình hình SV; phối hợp với các đơn vị liên quan, cơ quan công an các cấp, chính quyền địa phương xử lý các vấn đề phức tạp về chính trị, an ninh trật tự liên quan đến SV; chủ động phòng, chống không để SV bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia các hội nhóm, các tổ chức hoạt động trái pháp luật.

Các hoạt động tuyên truyền PBGDPL được nhà trường quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện hiệu quả; tổ chức cho cán bộ, giảng viên nghiên cứu, học tập nội dung cơ bản của các bộ luật hiện hành; các tuần Định hướng SV đầu năm học, khóa học, hoạt động của các câu lạc bộ; qua đó, ý thức tổ chức kỷ luật, việc thực hiện nội quy, quy chế giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên, SV nhà trường được nâng lên rõ rệt. Ngoài ra, Hội SV nhà trường thành lập các nhóm giám sát và bảo vệ an ninh, Đội SV tự quản KTX duy trì thường xuyên giao ban hằng tháng để đánh giá, rút kinh nghiệm và phổ biến các công việc liên quan đến an ninh trật tự. Khuyến khích và tạo sân chơi cho các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, để hạn chế và ngăn ngừa các mặt tiêu cực, phòng, chống các tệ nạn phát sinh.

Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền PBGDPL cho SV trong nước, SV quốc tế còn được tổ chức các buổi tư vấn pháp luật riêng nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật Việt Nam, các điều SV quốc tế không được làm và đường dây nóng để SV quốc tế có thể phản ánh kịp thời các khó khăn gặp phải về pháp luật tại KTX cũng như địa phương. SV quốc tế được tham gia các buổi định hướng riêng từ Trường ĐHVĐ để được trang bị các kiến thức pháp luật đồng thời được cung cấp các số đường dây nóng trong việc hỗ trợ nếu có tính huống bất ngờ xảy ra. SV quốc tế còn được khuyến khích giữ gìn các giá trị văn hóa, bản sắ riêng của dân tộc mình nhưng cũng cần tôn trọng giá trị văn hóa của Việt Nam trong sinh hoạt, đời sống tại KTX cũng như tại địa phương.

Bên cạnh đó, một số tiêu chí còn hạn chế như: “Phối hợp với địa phương QL SV ngoại trú, đặc biệt những SV quốc tế; Xây dựng các dịch vụ tư vấn tham vấn tâm

lý cho SV Việt Nam và quốc tế; Tư vấn về sự hòa hợp và tôn trọng khác biệt văn hóa giữa SV Việt Nam và SV quốc tế”. Việc phối hợp với địa phương còn nhiều khó khăn đặc biệt là rào cản về ngôn ngữ vì vậy Trường ĐHVĐ cũng đã có thiết lập đường dây với chính quyền địa phương để giải quyết các vấn đề an ninh, trật từ. Tuy nhiên do đặc điểm gần như 75% CBQL ở Tp.HCM nên việc xử lý nhanh các tình huống còn có nhiều khó khăn. Trường ĐHVĐ cũng đã triển khai dịch vụ tham vấn tâm lý, tuy nhiên do giới hạn về thời gian nên dịch vụ phần nào chưa đáp ứng được nhu cầu của các SV trong trường. Đặc thù Nhà trường có nhiều SV lưu trú từ các quốc gia khác nhau do vậy bên cạnh phổ biến tuyên truyền pháp luật, Nhà trường cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ tâm lý, tình cảm cho SV yên tâm học tập và tự tin trong môi trường mới so với bậc phổ thông. Do SV quốc tế có đến từ những nước có tính tự do cao hơn nên thi thoảng sẽ xảy ra những bất đồng với các cơ quan chức năng của địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường đại học việt đức (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)