Đánh giá các thực trạng thực hiện các phương thức tổ chức dịch vụ

Một phần của tài liệu Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường đại học việt đức (Trang 51 - 54)

9. Cấu trúc của đề tài:

2.3.3. Đánh giá các thực trạng thực hiện các phương thức tổ chức dịch vụ

viên trong môi trường đa quốc gia

Hiệu quả tổ chức DVSV phụ thuộc vào việc sử dụng phong phú các phương thức hỗ trợ. Để tìm hiểu thực tế trường ĐHVĐ đã sử dụng những phương pháp nào để tổ chức DVSV đề tài đã khảo sát thực trạng thực hiện các phương thức tổ chức DVSV trong môi trường đa quốc gia với 2 nhóm khách thể khảo sát (nhóm 1 - CBQL: 150 người; nhóm 2 – SV: 200 người) được ghi nhận ở Bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá thực trạng thực hiện các phương thức tổ chức dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia

Stt Phương thức tổ chức dịch vụ sinh viên

Đánh giá chung

X Xếp loại Thứ bậc

1 Thông qua truyền thông tại phòng Đào tạo

và Công tác SV trong nhà trường 3.25

Trung

bình 5

2 Điều tra thông qua phiếu điều tra đến SV 3.55 Khá 2 3 Trang Web của nhà trường, Facebook,

trang thông tin điện tử... 3.43 Khá 4

4 Qua Khoa/ Ngành để phổ biến quy chế của

nhà trường các dịch vụ của nhà trường. 3.22

Trung

bình 7

5 Qua hoạt động của Hội SV, qua các hoạt

động văn hóa, văn nghệ, thể thao… 3.50 Khá 3 6 Thông qua các hoạt động giao lưu đa văn

hóa tại trường 3.72 Khá 1

7

Thông qua các tổ chức SV quốc tế, kết hợp với các trường đại học đối tác tại CHLB Đức và thế giới.

3.25 Trung

bình 5

Bảng số liệu 2.3 cho thấy với 7 phương thức khi tổ chức DVSV của SV được CBQL và GV và SV đánh giá từ mức yếu, trung bình, khá. Mức độ thực hiện của các nội dung đạt với điểm trung bình chung từ 3.22 đến 3.72 (Max=5, Min=1).

Đánh giá chung đánh giá của CB, GV và SV phương pháp được đánh giá “khá” là “Thông qua các hoạt động giao lưu đa văn hóa tại trường”, với X=3.72 (Với X của CB, GV=4.15, đứng 3/7, với X=3.28 là đánh giá của của SV). Hàng năm Nhà trường đã giao cho phòng Phòng Đào tạo và Công tác SV thường trực, chịu trách nhiệm triển khai triển khai các hoạt động văn, hóa thể mỹ. Trong thời đại mới, ngoài kiến thức chuyên môn, mỗi SV cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết

để hoàn thiện bản thân và hòa nhập tốt với xã hội. Vì theo bốn trụ cột giáo dục của UNESCO, ngày nay việc học tập không chỉ “Học để biết, học để tự khẳng định mình” mà còn “Học để chung sống, học để làm việc”. Do đó, Phòng ĐT & CTSV đã thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ cần đi đôi với việc trang bị kiến thức chuyên môn. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong trường không chỉ dừng lại ở vấn đề thỏa mãn nhu cầu mang tính nhân bản của SV; mà còn mang lại lợi ích rộng lớn, nó là phương thức cốt lõi đem đến những tư duy tích cực về xã hội cho SV. Ngoài ra, các hoạt động văn hóa, văn nghệ còn được các SV quốc tế đón nhận và phần nào tham gia. Từ đó, tạo động lực tích cực đến ý thức và kết quả học tập của SV, thông qua các việc giao lưu, SV trong nước sẽ có văn hóa mang tính quốc tế và tinh thần sẵn sàng hội nhập. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho SV cũng chính là bồi dưỡng, ươm mầm những tài năng văn hóa, văn nghệ cho Nhà trường. Thời gian qua Ban quản lý KTX cùng Phòng Đào tạo và Công tác SV đã tổ chức các hoạt động văn nghệ như: Đêm nhạc quốc tế, hội chợ Giáng sinh Đức, Halloween v.v...

Sau đó là hình thức: “Điều tra thông qua phiếu điều tra đến SV” với ĐTB=3.55. Trong đó, đánh giá của CBQL, GV cùng SV các phương pháp Nhà trường đạt mức độ khá đó là: Thông qua truyền thông tại phòng Đào tạo và Công tác SV trong nhà trường; Qua hoạt động của HSV, qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao…; Thông qua các hoạt động giao lưu đa văn hóa tại trường

Trong đó, một số phương pháp ít được sử dụng như: “Thông qua truyền thông tại phòng Đào tạo và Công tác SV trong nhà trường; Qua Khoa/ Ngành để phổ biến quy chế của nhà trường các dịch vụ của nhà trường; Thông qua các tổ chức SV quốc tế, kết hợp với các trường đại học đối tác tại CHLB Đức và thế giới”. Theo đánh giá chung của GV, chuyên viên và CBQL, hiệu quả của những hình thức tổ chức đã được tiến hành chưa cao. Nguyên nhân đó là co có sự chưa đồng bộ trong việc triển khai các hoạt động truyền thông của Trường ĐHVĐ, ngoài ra do sự tự chủ cao của các khoa dẫn đến việc thiếu thống nhất trong cách chuyển tải tin tức của trường. Đặc điểm trường ĐHVĐ đó là mỗi ngành đào tạo liên kết với một trường đại học đối tác tại

CHLB Đức và có quy chế, chính sách chăm sóc SV khác nhau thậm chí đôi lúc ngược với nhau dẫn đến sự không đồng bộ trong công tác truyền thông.

Ngân sách cung cấp cho DVSV chưa được chú trọng, chủ yếu do sự nhận thức về DVSV của quản lý người Đức và Việt Nam. Các hoạt động phong trào chưa được xã hội hóa sâu rộng dẫn đến các hoạt động tổ chức tổ chức phong phú nhưng nội dung vẫn còn nghèo nàn, mang tính lặp lại.

Như vậy, đánh giá của CBQL, GV và SV về phương thức tổ chức DVSV trong môi trường đa quốc gia đã được thực hiện qua một số phương pháp cơ bản tuy nhiên về cơ bản còn đơn điệu. Ngoài các phương pháp trên ra, Nhà trường có thể thông qua thu hút sự tham gia cựu SV qua Hội Cựu SV, và HSV để nắm bắt đầy đủ thông tin của SV được cụ thể và đa dạng hơn.

Một phần của tài liệu Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia trường đại học việt đức (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)