Vai trò của hoạt động Tài trợ thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự không hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại tại các chi nhánh của ngân hàng BIDV tại tỉnh bình dương, (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về dịch vụ Tài trợ thương mại của Ngân hàng thương mại

2.1.3. Vai trò của hoạt động Tài trợ thương mại

thời vấn đề hội nhập ln đặt lên hàng đầu thì việc phát triển hoạt động TTTM là hoạt động cơ bản, quan trọng không thể thiếu của các NHTM. Theo giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” của Lê Văn Tề (2007), việc đem đến dịch vụ TTTM với chất lượng tốt với vai trị trung gian thanh tốn của các ngân hàng thương mại đã đóng góp rất nhiều cho doanh nghiệp là khách hàng, cho nền kinh tế quốc gia cũng như cho chính bản thân các ngân hàng, cụ thể như sau:

2.1.3.1. Đối với doanh nghiệp

Trong nghiên cứu của US Department of Commerce về “International Trade Administration” (2007), cũng chỉ ra được vai trò mà hoạt động TTTM đem lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở hoạt động thương mại quốc tế. Trong suốt các quá trình trên, cả người nhập khẩu và người xuất khẩu đều cần có sự tài trợ về vốn để có thể nâng cao uy tín, tạo lịng tin với đối tác và đảm bảo có tài chính trong q trình xuất nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, với giá trị hàng hóa giao dịch rất lớn, doanh nghiệp thường phải thơng qua TTTM để được cấp tín dụng mới có thể đảm bảo được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế của mình. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trên nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt và mở rộng sản xuất kinh doanh. NHTM thơng qua việc TTTM có thể giúp nhà xuất khẩu có những điều khoản ưu đãi thanh toán dành cho người nhập khẩu. Điều này giúp các doanh nghiệp nắm bắt ngay được thời thời cơ kinh doanh, mua hàng và nhận hàng đúng thời điểm nhưng lại với mức chi phí và giá thành tốt nhất.

Hoạt động TTTM giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh. Trong việc tìm kiếm đối tác, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang vấp phải vấn đề uy tín đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập. Đó cũng chính là cơ sở để ngân hàng cho ra đời hình thức tài trợ bằng hình thức bảo lãnh. Với hình thức này, ngân hàng đã thay mặt doanh nghiệp đứng ra bảo đảm khả năng hoàn thành nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng, góp phần làm tơn thêm được hình ảnh của doanh nghiệp, làm tăng thêm niềm tin đối với đối tác, như vậy doanh nghiệp sẽ giành được ưu thế cạnh tranh từ các đối thủ và dễ dàng giành được hợp đồng thương mại quốc tế.

Hơn thế nữa, hoạt động TTTM của NHTM cũng là phương thức hiệu quả giúp doanh nghiệp XNK hiện nay hạn chế được rủi ro khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế. Chính vì hoạt động XNK thường diễn ra giữa các quốc gia khác nhau, thế nên những hiểu biết về người mua và người bán thường khơng đầy đủ và chính xác. Nhờ sử dụng tín dụng ngân hàng, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu đều sẽ yên tâm nhận đủ tiền, đúng hàng hóa thơng qua việc ngân hàng đứng ra làm trung gian đảm bảo. Thêm vào đó, rủi ro cịn phải đề cập đến đó chính là những rủi ro về chính trị, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá sẽ được gánh vác bởi NHTM. Tất nhiên, để ngân hàng chấp nhận gánh vác rủi ro thì các doanh nghiệp phải đáp ứng những nhu cầu hết sức chặt chẽ của ngân hàng và phải trả chi phí cho việc “chuyển rủi ro” này.

2.1.3.2. Đối với ngân hàng thương mại

Tại giáo giáo trình “Tài trợ thương mại quốc tế” của Nguyễn Thị Quy (2012) đã nhấn mạnh vai trò của hoạt động TTTM đối với các NHTM là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mình, tạo ra được khoản thu nhập lớn từ các phí dịch vụ, phí bảo lãnh rủi ro thực hiện cho khách hàng. Hơn nữa, phát triển hoạt động TTTM góp phần thúc đẩy sự phát triển nói chung của các loại hình dịch vụ khác của ngân hàng như: nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh tốn quốc tế, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, đồng thời tạo ra mối liên hệ gắn kết giữa các loại hình dịch vụ này với nhau. Nhờ vậy, NHTM có thể thực hiện được việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng một cách có hiệu quả, theo đó nâng cao sức cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đối với nguồn thu từ phí dịch vụ được đánh giá là nguồn thu ổn định với định hướng phát triển mới của ngân hàng hiện đại hiện nay.

Hoạt động TTTM giúp NHTM tiếp cận được với thị trường tài chính ngân hàng tồn cầu, đồng thời mở rộng mối quan hệ hợp tác với các NHTM nước ngoài, nắm được các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến hoạt động ngành dịch vụ này. Để từ đó, ngân hàng có điều kiện nâng cao vị thế cũng như nâng cao uy tín của mình trong thị trường quốc tế, khai thác được nguồn vốn tài trợ từ các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế, sẵn sàng tham gia vào các tiến trình tự do hóa thị trường tài chính – ngân hàng và xu hướng hội nhập quốc tế.

2.1.3.3. Đối với nền kinh tế quốc dân

Nghiên cứu của Committee on the Global Financial System với đề tài “Trade finance: developments and issues” (2014), thơng qua việc thực hiện khảo sát và phân tích dữ liệu thị trường tài chính thế giới qua các năm, người đọc thấy được tầm ảnh hưởng của hoạt động TTTM đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. TTTM có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua việc tạo điều kiện cho hàng hóa XNK lưu thơng trơi chảy, thực hiện thường xuyên, liên tục, thuận lợi, dễ dàng hơn, góp phần tăng tính năng động của nền kinh tế, ổn định thị trường. Doanh nghiệp phát triển chính là góp phần tạo nên một nền kinh tế phát triển.

Cuối cùng, vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của TTTM đó chính là cầu nối giữa thị trường quốc gia với thị trường quốc tế. Hoạt động xuất khẩu của nước này đồng thời là hoạt động nhập khẩu của nước khác và ngược lại. Do vậy, để tồn tại và phát triển việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ trên bình diện quốc gia phải gắn liền với việc cạnh tranh trên bình diện quan hệ thị trường quốc tế và TTTM là một trong những cầu nối hữu hiệu để thắt chặt thêm sự gắn kết giữa thị trường quốc gia và thị trường quốc tế. Thêm vào đó, hoạt động TTTM làm tăng khối lượng thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam.

Có thể nói, trong xu thế ngày nay, hoạt động TTTM có vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung (Nguyễn Văn Tiến, 2008). Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng để đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng và đối với BIDV nói chung là hết sức cấp bách nhằm phục vụ tốt cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự không hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại tại các chi nhánh của ngân hàng BIDV tại tỉnh bình dương, (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)