Nâng cao hiệu quả thực hiện nghiệp vụ TTTM tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự không hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại tại các chi nhánh của ngân hàng BIDV tại tỉnh bình dương, (Trang 102 - 104)

Hiện nay, khung pháp lý cho hoạt động TTTM tại các NHTM vẫn chưa được hoàn thiện so với các nước phát triển. Song song với việc áp dụng UCP 600, URC 522, URR 725 vào thực tiễn hoạt động tại các NHTM tại Việt Nam, đồng thời là sự tích lũy kinh nghiệm và tự nghiên cứu của các cán bộ thực hiện trực tiếp nghiệp vụ này tại ngân hàng. Chính vì thế, nhằm khắc phục sự không hài lòng của khách hàng bởi chất lượng kết quả dịch vụ không như mong đợi bởi việc không tư vấn đầy đủ rủi ro cũng như giải quyết các sự cố gặp phải một cách không thỏa đáng, BIDV Hội sở chính với vai trò chỉ đạo điều hành hoạt động TTTM của cả hệ thống đã ban hành Quy đinh tác nghiệp TTTM và Bảo lãnh quốc tế, số 7799/QĐ-TTTTM ngày 27/10/2017 của BIDV nhằm ngày một chuẩn hóa quy trình thực hiện TTTM tập trung, tổng hợp các rủi ro và liên tục hỗ trợ tư vấn khách hàng trong giai đoạn phát triển vượt bậc của nền kinh tế hội nhập.

Tuy nhiên, quy trình này vẫn chỉ dừng lại ở mức giới thiệu sơ bộ cách thức thực hiện giao dịch giữa nội bộ BIDV và giữa khách hàng, phân loại các sản phẩm và điều kiện để thực hiện đối với từng nhóm khách hàng theo các hệ thống hướng dẫn mới nhất của thị trường quốc tế, nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả cao và thống nhất trong

toàn hệ thống vì không thể bao quát hết các vấn đề phát sinh theo đặc thù riêng của từng khách hàng trong quá trình thực hiện, khiến cho việc áp dụng tại các chi nhánh còn cứng nhắc và không đồng nhất, kém linh động về thời gian, hồ sơ rườm rà, thời gian xử lý các vấn đề phát sinh không kịp thời, do quản lý tập trung về Trung tâm tác nghiệp TTTM, khiến cho nhân tố kết quả của chất lượng dịch vụ TTTM được phục vụ có ảnh hưởng nhiều nhất và cũng được khách hàng quan tâm nhiều nhất khi được hỏi về sự không hài lòng trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Chính vì thế, để cải thiện vấn đề này, các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương cần thường xuyên trao đổi cũng như tiếp nhận những phản hồi từ phía khách hàng sau khi thực hiện dịch vụ, để từ đó xác định được mức độ nhu cầu mà khách hàng muốn có được sau khi sử dụng và các bất cập mà ngân hàng vẫn chưa hoàn thiện được, để từ đó tham mưu đến Trung tâm tác nghiệp TTTM tại Hội sở chính, nhằm cải thiện và hoàn thiện quy trình ứng với sự phát triển của thị trường kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, Hội sở chính BIDV có các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ TTTM mới cần được cập nhật thường xuyên, chi tiết để các chi nhánh có căn cứ thực hiện đúng và hướng dẫn cho khách hàng, tránh việc thiếu sót trong tư vấn gây ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

5.2.1.2. Đa dạng hóa các sản phẩm TTTM

Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển và phong phú cả về hình thức giao dịch và chủng loại giao dịch, song song với đó là việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ TTTM trở nên vô cùng quan trọng để đáp ứng được nhu cầu đa dạng các doanh nghiệp XNK. Ta cũng có thể thấy được sự quan tâm của khách hàng trong việc kỳ vọng vào những sản phẩm tài trợ mới từ ngân hàng thông qua nghiên cứu về nhân tố chất lượng đầu ra. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đối với dịch vụ này, BIDV cần đầu tư hơn nữa vào việc nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm, từ đó làm tăng nguồn thu nhập và uy tín của ngân hàng, tăng mức độ hài lòng của khách hàng nhờ danh mục sản phẩm đa dạng có thể đáp ứng và phù hợp với tình trạng hoạt động của từng doanh nghiệp. Việc tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm cũng như các kỹ thuật kinh doanh ngân hàng nói chung và kỹ thuật thanh toán nói riêng của các ngân hàng lớn trên thế giới

là vô cùng cần thiết đối với BIDV.

Thực tế đã chứng minh, trong năm 2017, BIDV đã triển khai hình thức LC mới để tăng độ linh động cho nhóm dịch vụ TTTM đó là LC nội địa bằng VNĐ. Tiếp theo đó, trong năm 2018, BIDV lại tiếp tục phát triển thêm hình thức UPAS LC nội địa, tạo thêm một ưu thế trong việc hỗ trợ thanh toán đối với các doanh nghiệp đóng vai người mua tại thị trường trong nước nhờ có được hỗ trợ vốn từ phía ngân hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng cũng như tiếp thị các sản phẩm này đến các chi nhánh lại chưa được hiệu quả, khiến cho những ưu thế của sản phẩm mới không đến được với khách hàng. Chính vì thế, để đẩy mạnh phát triển các sản phẩm TTTM, đồng thời cũng tránh được sự thiếu chuyên nghiệp khi khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm TTTM mới triển khai, BIDV tăng cường hướng dẫn về cách thức xác định đối tượng khách hàng tiềm năng để mở rộng mạng lưới khách hàng. Bên cạnh đó, các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương cần tăng cường cập nhật các nhu cầu về các dịch vụ TTTM mới theo sự phát triển tình hình kinh tế chung của tỉnh Bình Dương nói riêng, cũng như xu thế hội nhập nói chung, để làm cơ sở đề xuất Hội sở chính nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm giữ chân được khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự không hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại tại các chi nhánh của ngân hàng BIDV tại tỉnh bình dương, (Trang 102 - 104)