2.5.1. Tổng quan về dịch vụ TTTM của các chi nhánh BIDV tại tỉnh Bình
Dương
Hiện tại, hoạt động TTTM tại các chi nhánh BIDV nói chung cũng như các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng được thực hiện tại ba bộ phận chính: Quan hệ khách hàng, Quản trị tín dụng và tổ TTTM. Trong đó, bộ phận Quan hệ khách hàng và Quản trị tín dụng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ TTTM, sau đó đánh giá và cung cấp hạn mức cho vay cũng như quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Tổ TTTM tại chi nhánh đóng vai trò là bộ phận tác nghiệp cho các giao dịch TTTM phát sinh. Thông qua số liệu báo cáo doanh số hoạt động TTTM qua các năm được tổng hợp bởi Phòng kế hoạch tài chính tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước tỉnh, nghiên cứu phần nào đánh giá được hoạt động TTTM tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đồng thời có cái nhìn tổng quan về thực trạng, những thuận lợi và khó khăn của hoạt động TTTM tại đây.
2.5.1.1. Hoạt động tài trợ xuất khẩu
Hoạt động tài trợ xuất khẩu tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang ngày càng phát triển, tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng chứng từ L/C (thông báo, thanh toán và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất) và nhờ thu xuất khẩu.
Nghiệp vụ thông báo thư tín dụng chứng từ L/C:
Dựa vào kết quả báo có số lượng doanh thu từ hoạt động TTTM thường niên của các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương báo cáo cho Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Bình Dương từ năm 2009 đến năm 2019, nghiệp vụ thông báo L/C tuy không tăng mạnh trong các năm gần đây do độ bão hòa về thị trường, tuy nhiên vẫn trong trạng thái ổn định và tăng trưởng, tổng số món thông báo L/C trong năm 2018 đạt 339 món, tăng trưởng 4% so với năm 2017. Để đạt được kết quả này, ngoài lý do hoạt động xuất khẩu của khách hàng tại thị trường nước ngoài phát triển, còn là do Hội sở chính BIDV luôn liên tục mở rộng quan hệ đại lý với các NHNN trên toàn
cầu. Hiện tại, các L/C ngoài mục đích thông báo cho các khách hàng tại BIDV mà còn để tiếp tục thông báo qua các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, điều này thể hiện được uy tín mà BIDV đã xây dựng được trong lòng khách hàng đối với dịch vụ TTTM mà bước đầu là nghiệp vụ thông báo L/C (Phụ lục 1.1)
Nghiệp vụ thanh toán và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất:
Hoạt động thanh toán và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất đang rất phát triển tại BIDV trên đại bàn tỉnh Bình Dương. Ta có thể thấy, tỉnh Bình Dương là một trong những địa bàn có diện tích Khu công nghiệp lớn nhất nước theo công bố của Sở Công thương năm 2019, tập trung một số lượng lớn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và hoạt động xuất khẩu khiến doanh số của hoạt động này không ngừng gia tăng và phát triển. Tổng giá trị thanh toán L/C xuất khẩu tại BIDV địa bàn tỉnh Bình Dương đạt 45.96 triệu USD, tăng trưởng 11% so với doanh số năm 2017. Dựa vào Phụ lục 1.2, ta có thể thấy được doanh số từ năm 2016 so với 2015 tăng đột biến, với tốc độ tăng trưởng lên đến 28% với con số gần 50,26 triệu USD; tuy nhiên lại giảm nhẹ vào năm 2017 khi doanh số chỉ còn 41,20 triệu USD. Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là do phần lớn các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm thanh toán L/C xuất khẩu tại BIDV tỉnh Bình Dương hoạt động ở ngành cao su, chính vì thể doanh số thu được từ hoạt động này cũng bị tác động không nhỏ bởi tình hình kinh doanh cao su trên địa bàn tỉnh.
Nghiệp vụ nhờ thu xuất khẩu:
Đây là hình thức thanh toán có doanh số càng ngày càng phát triển tại BIDV tỉnh Bình Dương. Mặc dù đây là hình thức thanh toán rủi ro hơn L/C và phụ thuộc rất lớn vào thiện chí thanh toán của đối tác do không nhận được cam kết thanh toán từ phía Ngân hàng, tuy nhiên doanh số của hoạt động của phương thức này vẫn liên tục phát triển. Lý do chủ yếu ở đây chính là sự cải thiện mối quan hệ hợp tác làm ăn của khách hàng cũng như để giảm bớt một khoản phí khi thực hiện phương thức L/C thông thường. Vai trò của BIDV trong quá trình thanh toán này kinh nghiệm trong giao dịch để tư vấn cho khách hàng lập bộ chứng từ có khả năng đòi tiền nhanh nhất có thể. Cụ thể tại Phụ lục 1.3, doanh số từ hoạt động nhờ thu xuất khẩu liên tục tăn qua các năm, tuy nhiên có sự giảm nhẹ vào năm 2018 với 49,49 triệu USD, giảm 10%
so với năm 2017 với doanh số 55,48 triệu USD. Nguyên nhân chính của việc suy giảm này là do một số khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ nhờ thu nay chuyển sang sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế để tiết kiệm chi phí sau khi đã có được uy tín với đối tác nước ngoài. Đây là sự chuyển dịch thông thường trong hoạt động TTTM đối với các doanh nghiệp XNK.
2.5.1.2. Hoạt động tài trợ nhập khẩu
Dựa vào bảng tổng hợp doanh thu từ hoạt động TTTM của chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh từ năm 2009 đến năm 2018, hoạt động tài trợ nhập khẩu tại các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương rất khả quan với mức doanh thu các năm trung bình gần 50 triệu USD. Đây là dịch vụ mà BIDV chỉ vừa tập trung phát triển trong vòng mười năm trở lại đây vì đòi hỏi chất lượng đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn cao, tuy nhiên do quá triển cải tiến và phát triển liên tục, chất lượng dịch vụ tài trợ nhập khẩu ngày càng được cải thiện và tạo được uy tín trong lòng khách hàng. Các phương thức trong hoạt động này dần được đa dạng hóa theo tình hình phát triển của thế giới, tuy nhiên tại BIDV tỉnh Bình Dương vẫn tập trung ở một số phương thức truyền thống đó là L/C nhập khẩu, nhờ thu nhập khẩu, phát hành Bảo lãnh Ngân hàng và tái Bảo lãnh.
Hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ L/C
Trong hoạt động thanh toán theo L/C, doanh số nhập khẩu so với nhập khẩu tại BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương tương đối cao, tuy nhiên không ổn định qua các năm. Cụ thể, doanh số TTTM nhập khẩu theo phương thức L/C năm 2018 chỉ đạt 46,21 triệu USD, giảm so với năm 2017 đến 24,95 triệu USD; năm 2016 chỉ đạt 23,70 triệu USD, giảm so với năm 2015 đến 41,51 triệu USD (Phụ lục 1.4). Lí do chính là do nhu cầu nhập khẩu máy móc của các doanh nghiệp biến động theo tình hình kinh doanh tại các năm cũng như những chính sách điều tiết nhập khẩu của Chính phủ và tình hình thương mại thế giới. Bên cạnh đó, giá trị của một lần thanh toán L/C nhập khẩu máy móc thiết bị thường khá lớn, khiến doanh số từ hoạt động này thường không tăng trưởng ổn định như hoạt động tài trợ xuất khẩu. Đặc biệt khi BIDV chi nhánh Bình Dương đang phục vụ trực tiếp cho ba Tổng công ty lớn tại tỉnh Bình Dương về xăng dầu, đầu tư Khu công nghiệp và xây dựng hạ tầng dân dụng, khiến cho nhu cầu
nhập khẩu các máy móc thiết bị có giá trị lớn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh xảy ra thường xuyên qua các năm gần đây.
Hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức nhờ thu
Phương thức này được thực hiện khi BIDV nhận được bộ chứng từ từ phía NHNN hoặc khách hàng chuyển tới, sau đó thực hiện xử lý và thông báo cho khách hàng của mình theo sự chỉ dẫn. Đối với các chi nhánh BIDV tại tỉnh Bình Dương, khách hàng chủ yếu sử dụng phương thức này là những khách hàng nhập khẩu lâu đời, có uy tín và tạo được uy tín đối với đối tác nước ngoài của mình, thường là các khách hàng có mối quan hệ truyền thống với chi nhánh. Bên cạnh uy tín hợp tác kinh doanh từ phía khách hàng, lý do để doanh số của hoạt động này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ so với các hoạt động TTTM khác nhưng tốc độ tăng trường ổn định đó chính là uy tín luôn ngày một tăng cao của BIDV trên thị trường các ngân hàng trên thế giới, khiến hầu như các NHNN có thiết lập quan hệ đại lý với BIDV đều thực hiện chỉ dẫn thanh toán nhờ thu tại đây, cụ thể doanh số năm 2018 đạt 16,44 triệu USD, tăng trưởng gần 4% so với năm 2017 (Phụ lục 1.5)
Hoạt động tài trợ nhập khẩu theo Bảo lãnh và Tái bảo lãnh
Các hình thức Bảo lãnh quốc tế mà BIDV nói chung và các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng đang thực hiện chủ yếu là Bảo lãnh tiền đặt cọc, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thanh toán,… Khách hàng chủ yếu tại các chi nhánh thực hiện hoạt động này là những nhà nhập khẩu, các Tổng công ty lớn có nhu cầu thực hiện bảo lãnh cho các dự án kỹ thuật. Tuy nhiên, doanh số cũng như số lượng nhu cầu cần thực hiện hình thức này còn khá thấp, chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong doanh số từ hoạt động tài trợ nhập khẩu, tại một số chi nhánh mới thành lập gần đây như chi nhánh Dĩ An – Bình Dương thì hầu như không thực hiện được phương thức này cho khách hàng.
2.5.2. Đánh giá
2.5.2.1. Kết quả đạt được
Trong điều kiện các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống như huy động vốn, tín dụng chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ
của công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thông tin, BIDV địa bàn tỉnh Bình Dương đã ngày càng chú trọng đến việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ TTTM, coi đây là một chiến lược quan trọng, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đa dạng của khách hàng, tăng thêm doanh thu ngoài nguồn lãi cho vay; đồng thời thực hiện đa dạng hoá hoạt động ngân hàng.
Hoạt động TTTM của BIDV địa bàn tỉnh Bình Dương tuy chưa có mức tăng trưởng mạnh nhưng đều tăng cao về số lượng dịch vụ mới cung cấp cũng như doanh thu mà dịch vụ mang lại. Thị phần hoạt động TTTM của BIDV tại tỉnh Bình Dương ngày càng được mở rộng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, hỗ trợ tích cực các nghiệp vụ truyền thống, tỷ trọng chiếm lĩnh trong tổng doanh thu ngày càng cao. Phí dịch vụ từ hoạt động TTTM ngày một tăng và chiếm một tỷ trọng ngày càng tăng trong lợi nhuận của Ngân hàng.
Không giống như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có được bề dày kinh nghiệm TTTM hơn 40 năm và mạng lưới khách hàng xuất nhập khẩu truyền thống rộng lớn, hoạt động TTTM của BIDV vô cùng non trẻ. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Ban lãnh đạo ngân hàng tại Hội sở chính, với sự nỗ lực vươn lên của bản thân, hoạt động TTTM của BIDV tỉnh Bình Dương đã từng bước trưởng thành và khẳng định được vị trí của mình trên thị phần TTTM của tỉnh. Hoạt động TTTM không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mà đã đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh chung của toàn hệ thống.
Trong điều kiện các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống như huy động vốn, tín dụng chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng, BIDV tỉnh Bình Dương đã tận dụng lợi thế là địa bàn tập trung nhiều Khu công nghiệp, các Khu chế xuất để từ đó ngày càng chú trọng đến việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ TTTM, coi đây là một chiến lược quan trọng nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng, đồng thời thực hiện đa dạng hoá hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng hiện đại.
lợi cho các hoạt động khác của BIDV tỉnh Bình Dương phát triển. Đại đa số các nhu cầu TTTM của khách hàng tại BIDV cần có sự hỗ trợ vốn ngoại tệ cuả ngân hàng. Sự phát triển của nghiệp vụ TTTM làm tăng thêm các nhu cầu vay ngân hàng. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho việc tăng dự nợ cho vay ngoại tệ của ngân hàng. Cơ cấu khách hàng nhập khẩu BIDV chiếm tỷ trọng lớn. Do đó gắn liền với việc cung cấp dịch vụ TTTM cho khách hàng là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ. Chính sự phát triển của nghiệp vụ TTTM trong những năm vừa qua đã làm tăng các nhu cầu mua bán ngoại tệ tạo điều kiện cho nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ của BIDV phát triển.
2.5.2.2. Những mặt còn hạn chế
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động TTTM của BIDV tỉnh Bình Dương đã tạo được một chỗ đứng cho mình trên thị trường ngân hàng Việt nam trên địa bàn, tuy rằng còn rất khiêm tốn. Đây là kết quả của sự nỗ lực toàn bộ các chi nhánh trong cụm bởi BIDV mới tham gia hoạt động TTTM trong khi các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn đã ổn định và phát triển hoạt động của mình. Do vậy BIDV thua kém cả về kinh nghiệm hoạt động, quan hệ với khách hàng và cơ hội phát triển. Với điều kiện như vậy, nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro trong các giao dịch TTTM của BIDV tại tỉnh Bình Dương là một vấn đề đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay
Mặc dù hệ thống sản phẩm TTTM của BIDV có nhiều sản phẩm đặc trưng gắn với hình ảnh BIDV tiền thân là ngân hàng phục vụ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tuy nhiên so với các ngân hàng khác, BIDV còn thiếu một số sản phẩm TTTM như: Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập; Bao thanh toán, gồm: bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất nhập khẩu; Thấu chi doanh nghiệp …
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất trong hoạt động TTTM tại BIDV tỉnh Bình Dương. Tuy rằng đây là một phương thức được đánh giá là tương đối an toàn, dung hoà được quyền lợi của các bên tham gia nhưng đây cũng là phương thức thanh toán mang lại cho ngân hàng nhiều rủi ro nhất trong các phương thức thanh toán được sử dụng trong hoạt động TTTM. Bên cạnh đó, việc đội ngũ cán bộ tại BIDV các chi nhánh trên địa bàn tỉnh
Bình Dương còn non trẻ, khiến việc tư vấn những rủi ro cũng như kiểm soát được các sự cố phát sinh còn hạn chế, khiến chất lượng tư vấn hoạt động này rất hạn chế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã tóm lược một cách cơ bản nhất những khái niệm quan trọng liên quan đến đề tài nghiên cứu, vai trò của việc nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở lý thuyết nền tảng đó, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức của đề tài. Tiếp đến, thông qua các số liệu thực tế về tình hình hoạt động TTTM của các chi nhánh ngân hàng BIDV tại tỉnh Bình Dương, nghiên cứu cũng chỉ ra được sự tăng trưởng và những mặt hạn chế còn tồn đọng trong những giao dịch TTTM mà BIDV gặp phải. Đây cũng chính là cơ sở thực tế để nghiên cứu đề xuất những giải pháp khả thi nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm giữ chân khách hàng.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu đề tài
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.1. Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi chính thức 3.1.1. Phỏng vấn sơ bộ 3.1.1. Phỏng vấn sơ bộ
Phỏng vấn sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính, dùng để hiệu