Giải quyết tố cáo

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 73 - 76)

4. Ý thức, trách nhiệm của ngƣời học

2.5.6. Giải quyết tố cáo

- Đơn tố cáo về cán bộ công chức Nhà nƣớc thuộc cấp nào quản lý thì cấp đó giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của ngƣời thuộc cơ quan nào thì ngƣời đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan nào thì ngƣời đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý Nhà nƣớc của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

- Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiêp & PTNT (2004), Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-PTLN ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác. Ngày 02/02/2004 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2012), Thông tƣ số 01/2012/TT-BNNPTNT Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

3. Chính phủ (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

4. Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

5. Chính phủ (2013), Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

6. Chính phủ (2013), Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ. 7. Quốc hội (2012), Luật số 15/2012/QH13, Luật xử lý vi phạm hành chính. Trong cuốn Luật xử lý vi phạm hành chính và văn bản hƣớng dẫn xử phạt vi phạm mới nhất trong mọi lĩnh vực (Tập 1, 2), Nxb. Lao động. 2015, 1428tr.

67

CHƢƠNG 3. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM

3.1. Lý luận về quản lý hành chính Nhà nƣớc

3.1.1. Quản lý, quản lý Nhà nƣớc và quản lý hành chính Nhà nƣớc

Trƣớc khi tiếp cận quản lý hành chính nhà nƣớc, điều quan trọng là nên thống nhất quan niệm về quản lý.

1. Quản lý là gì?

Có quan niệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị, quan niệm khác lại cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Các cách nói này không có gì khác nhau về nội dung mà chỉ khác ở chỗ dùng thuật ngữ.

Song, nếu xem xét quản lý dƣới góc độ chính trị - xã hội, và góc độ hành động thiết thực, thì quản lý đƣợc hiểu nhƣ sau: "Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển

các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu, đúng ý chí của chủ thể quản lý và phù hợp với quy luật khách quan".

2. Quản lý nhà nước là gì?

Quản lý nhà nƣớc ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nƣớc, là sự quản lý của Nhà nƣớc, đối với xã hội và công dân. Đây là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời, khác với dạng quản lý của các chủ thể khác (Công đoàn, Đoàn thanh niên...) chỉ dùng phƣơng thức giáo dục vận động quần chúng.

"Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực nhà nước, do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tiến hành, để tổ chức và điểu chỉnh các quá trình xã hội, và hành vi hoạt động của công dân".

3. Quản lý hành chính nhà nước là gì?

Nền hành chính nhà nƣớc là tổng thể các tổ chức và quy chế hoạt động của bộ máy hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nƣớc, do các cơ quan có tƣ cách pháp nhân công quyền tiến hành, bao gồm: thể chế hành chính; cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính; công vụ- công chức; nền tài chính công.

Quản lý hành chính nhà nƣớc là hoạt động hành chính của các cơ quan thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật pháp. Đó là Chính phủ và cơ quan chính quyền địa phƣơng các cấp không kể các tổ chức thuộc nhà nƣớc nhƣng không nằm trong cơ cấu quyền lực nhƣ các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp. Các cơ quan Nhà nƣớc trong lĩnh vực lập pháp, tƣ pháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính, nhƣng trong cơ chế vận hành bộ máy của mình cũng có công tác hành chính nhƣ chế độ công vụ, quy chế công vụ, quy chế công chức, công tác tổ chức cán bộ... Phần công tác hành chính của các cơ quan này cũng tuân thủ những quy định thống nhất của nền Hành chính nhà nƣớc.

Quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật và tổ chức đời sống xã hội theo pháp luật. Quyền hành pháp đƣợc thực hiện bởi các thẩm quyền:

Một là, lập quy đƣợc thực hiện bằng việc ra văn bản quy phạm pháp luật để chấp hành

luật.

Hai là, quản lý hành chính tức là tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế -

xã hội để đƣa luật pháp vào đời sống xã hội...

Nhƣ vậy, có thể định nghĩa quản lý hành chính nhà nƣớc nhƣ sau:

"Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp, là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở

68

tiến hành, để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự pháp luật, thoả mãn những nhu cầu hợp pháp của nhân dân".

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hành chính kiểm lâm (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)